Theo kể lại, tượng Phật Mông Sơn còn cao hơn cả bức tượng Phật khác được phương Tây công nhận là “đệ nhất thiên hạ”, bị phá hủy ở Bamiyan, Afghanistan, với tuổi thọ lâu hơn 100 năm.

Bức tượng Phật toàn thân cao 66m có trên 1500 năm lịch sử, thấp hơn bức tượng phật tại Lạc Sơn Tứ Xuyên nhưng được xây dựng sớm hơn 162 năm, là bức tượng khắc trên vách núi đá sớm nhất Trung Quốc và thế giới.

Tượng phật Mông Sơn mất tích và hư hại suốt 600 năm, cuối cùng đã được khôi phục

Tượng phật Mông Sơn mất tích và hư hại suốt 600 năm, cuối cùng đã được khôi phục

 

Bức tượng nằm trên núi Mông Sơn ở phía tây nam, cách thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây hơn 20 km. Sử sách từng ghi: tượng Phật Mông Sơn được làm từ năm công nguyên thứ 551 thuộc thời Bắc Tề, là bức tượng Phật khắc trên vách đá lộ thiên lâu đời nhất Trung Quốc.

Sau đời nhà Nguyên, tượng Phật Mông Sơn bỗng dưng biến mất một cách bí ẩn. 600 năm sau, vào thập niên 80 của thế kỷ 20 nó mới được phát hiện bởi một ông lão tên là Vương Kiếm Nghê người Thái Nguyên, Sơn Tây.

Vào thời Võ Tắc Thiên, bà đã từng chế tác áo cà sa cho tượng Phật, điều này cho thấy sự hưng thịnh của thời kỳ đó. Nhưng trải qua các triều đại, bị tàn phá bởi chiến tranh và xói mòn tự nhiên, đến cuối đời nhà Nguyên bức tượng đã bị mất đầu, từ phần bụng trở xuống bị trôn vùi trong bùn đất.

Tượng phật Mông Sơn mất tích và hư hại suốt 600 năm, cuối cùng đã được khôi phục

Tượng phật Mông Sơn mất tích và hư hại suốt 600 năm, cuối cùng đã được khôi phục

 

Năm 1983, một người dân Thái Nguyên tên Vương Kiếm Nghê khi đi khảo sát tên địa danh đã phát hiện ra tượng Phật Mông Sơn, khi đó còn phát hiện một địa danh có tên rất lạ Đại Đỗ Nhai.

Tượng phật Mông Sơn mất tích và hư hại suốt 600 năm, cuối cùng đã được khôi phục

Tượng phật Mông Sơn mất tích và hư hại suốt 600 năm, cuối cùng đã được khôi phục

 

Sau khi triển khai điều tra thực địa, từng bước từng bước phát hiện Đại Đỗ Nhai chính là phần ngực của tượng phật Mông Sơn, phần đầu bức tượng đã bị thất lạc, chỉ lộ ra phần ngực cao cao, từ ngực trở xuống bị vùi trong đất đá, lớp đất dày tới hàng chục mét, phần thân bức tượng chúng ta nhìn thấy ngày nay được đào bới từ đây mà ra.

Phần bằng phẳng trên đỉnh lưng núi phía sau tượng Phật là di chỉ kiến trúc cổ rộng khoảng 500m.

Tượng phật Mông Sơn

Tượng phật Mông Sơn

Tượng phật Mông Sơn
Tượng phật Mông Sơn

Tượng phật Mông Sơn

 

Theo Thúy Hà / Gia Đình Việt Nam