Ngày 29/7, Bộ GD-ĐT công bố thống kê lũy kế kết quả theo các tổ hợp môn thi của năm khối thi truyền thống A, A1, B, C, D để thí sinh có thêm kênh tham khảo trước khi quyết định đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ. 

Đây là lần đầu tiên ở một kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT công khai dữ liệu này.

Theo thống kê này, toàn quốc không có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối (30 điểm – chưa cộng điểm ưu tiên).

Có 2 thí sinh điểm cao nhất khối A đạt 29,5 điểm; 2 thí sinh điểm cao nhất khối B đạt 29,75 điểm; 1 thí sinh điểm cao nhất khối A1 đạt 28,75 điểm; 1 thí sinh điểm cao nhất khối C, đạt 28,5 điểm; 1 thí sinh điểm cao nhất khối D, đạt 28,25 điểm.

Cụ thể thống kê như sau (Số thí sinh: Là số lượng thí sinh đạt mức điểm đó; Tổng số: Là số thí sinh đạt từ mức điểm đó trở lên; Tỷ lệ: Là tỷ số giữa số thí sinh đạt từ mức điểm đó trở lên và tổng số thí sinh):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trước đó, chiều 28/7, Hội đồng xác định tiêu chí chất lượng đầu vào tuyển sinh ĐH,CĐ 2015 đã họp và thống nhất đưa ra ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào ĐH, CĐ 2015 để các trường dựa vào đó thực hiện công tác tuyển sinh. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đại học năm 2015 là 15,0 điểm đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi (không nhân hệ số môn chính).

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học khoảng 400.000. Trong đó, có khoảng 350.000 chỉ tiêu tuyển sinh dành cho các trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển và khoảng 50.000 chỉ tiêu dành cho các trường có phương án tuyển sinh riêng, xét tuyển bằng kết quả học tập ở THPT.

Tổng số thí sinh dự thi THPT quốc gia để lấy kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ là 726.693.

Tổng số thí sinh dự thi THPT quốc gia để lấy kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ là 726.693.

Với mức điểm này, có 531.182 thí sinh có ít nhất một tổ hợp với tổng điểm bằng hoặc cao hơn 15,0 điểm. So với chỉ tiêu tuyển sinh đại học, số thí sinh này nhiều gấp 1,52 lần. Với mức ngưỡng tối thiểu này còn khoảng 27% thí sinh đăng ký dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ không đạt ngưỡng để xét tuyển vào các trường đại học.

Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cao đẳng là 12,0 điểm đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi (không nhân hệ số môn chính).

Đến thời điểm này, thí sinh trên cả nước đã bắt đầu nhận phiếu báo điểm. Sau khi ‘điểm sàn’ được công bố, theo đúng lịch tuyển sinh, từ ngày 1/8 các thí sinh sẽ bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Mỗi thí sinh sẽ có 4 giấy chứng nhận kết quả cho nguyện vọng 1 và 3 NV bổ sung, kèm theo với phiếu đăng ký xét tuyển.

Từ ngày 1 đến 20/8, thí sinh đăng ký xét tuyển NV1, thí sinh chỉ được nộp vào 1 trường với tối đa 4 ngành theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 (ghi theo phiếu đăng ký xét tuyển). Trong vòng 20 ngày, thí sinh có thể rút hồ sơ để điều chỉnh NV ở 4 ngành đã chọn. Các trường sẽ phải công bốvà cập nhật thông tin tuyển sinh ba ngày một lần để thí sinh tham khảo.

Từ ngày 20 đến 25/8 các trường sẽ công bố trúng tuyển NV1. TS chỉ được trúng tuyển 1 ngành theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. TS trúng tuyển NV1 không được xét NV bổ sung tiếp theo. Nếu không trúng tuyển NV1, thí sinh dùng 3 giấy chứng nhận còn lại để xét tuyển NV bổ sung theo các đợt tiếp theo./.

Nhật Linh / Theo Ngày nay Online