Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình cảnh báo người dân và du khách không được tắm biển

Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình cảnh báo người dân và du khách không được tắm biển

Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình cảnh báo người dân và du khách không được tắm biển

Ông Nguyễn Văn Kỳ – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình đã đưa ra khuyến cáo với người dân, du khách không tắm biển cho tới khi có kết luận đảm bảo an toàn của cơ quan chức năng về hiện tượng cá chết.

“Để đảm bảo an toàn cho du khách, chúng tôi cảnh báo cho du khách không được tới tắm biển cho đến khi các cơ quan chức năng có câu trả lời nước biển có ảnh hưởng gì hay không.

Chúng tôi cũng cấm tuyệt đối nhà hàng, người dân không được dùng cá chết để tiêu dùng cho cá nhân và cho cả gia súc ăn khi mình không biết thức ăn ấy nhiễm độc ra sao. Hơn nữa, một số bãi biển, cá chết dạt vào bờ xen lẫn với chim chết”, ông Kỳ nói.

Ông Kỳ cũng thông tin rằng, người dân phản ánh, khi họ lội nước, đánh cá bỏ lưới, thử nước đã gây ra ngứa. Tính đến chiều 28/4, do tình hình cá chết, nước biển ô nhiễm, đã có tới khoảng 50% tour du lịch tới Quảng Bình bị cắt, hủy vào dịp 30/4 và 1/5.

Tuy nhiên, ông Kỳ cho biết, du khách vẫn có thể yên tâm tới Quảng Bình vì nơi đây không chỉ có tắm biển và ăn hải sản, còn rất nhiều thực phẩm hấp dẫn khác, ông mong du khách trong lúc khó khăn này không ‘quay lưng’ lại với Quảng Bình và du lịch Quảng Bình.

Cá chết hàng loạt tại bờ biển Quảng Bình

Cá chết trắng bờ biển gây hoang mang dư luận ở Quảng Bình

Hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu từ ngày 6/4 ở ven biển Hà Tĩnh, sau đó lan rộng xuống vùng biển các tỉnh Huế, Quảng Bình, Quảng Trị. Hàng tấn cá chết trắng trôi dạt vào bờ biển, trong đó có nhiều loại cá sống ở tầng sâu, xa bờ.

Sở Nông nghiệp Quảng Bình cũng đã có báo cáo về tình trạng cá chết bất thường trên vùng biển tỉnh này. Bước đầu, kết quả phân tích mẫu nước, mẫu cá cho thấy hiện tượng cá chết hàng loạt không phải do tác nhân vi khuẩn, virut mà do nguồn nước bị ô nhiễm, “nguồn nước có yếu tố gây độc”.

Theo Tổng cục Thủy sản – Bộ NN&PTNT, đã có khoảng trên 40 tấn cá, tôm, hải sản các loại chết từ vùng biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế, tuy nhiên đây mới chỉ là con số ước tính, thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều.

Đến nay đã hơn 20 ngày trôi qua, cơ quan chức năng vẫn lúng túng trong việc xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt. Vào ngày 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố có 2 nhóm nguyên nhân chính khiến cá chết là: do tác động hóa học của con người trên đất liền và trên biển; do tác động của hiện tượng tảo nở hoa (hay thủy triều đỏ). Tuy nhiên, công bố này không được người dân đồng tình.

Theo Thúy Hà/ Gia đình Việt Nam