Không thể điểm lại hết những tuyên bố về "cơ giới hóa", "tự động hóa" và "nâng cao hiệu quả" thu gom rác từ các cấp chính quyền địa phương suốt những năm qua. Hiện trạng trong mắt nhân vật trải nghiệm không có gì đổi khác.Năm 2004, Hà Nội bắt đầu thí điểm dự án phân loại rác tại nguồn, với ba thùng rác riêng biệt dành cho các loại rác khác nhau. Tuy nhiên dự án này hiện đã đi vào quên lãng.

Phần lớn các nước thuộc nhóm thu nhập thấp tiêu tới hơn 80% tổng chi phí cho việc thu gom, chỉ còn 20% cho xử lý rác. Nhưng chi phí cao cũng không đảm bảo hiệu quả: chỉ 46% lượng rác thải được thu gom đến đúng địa chỉ. Lý do quan trọng, là do nó chỉ được thực hiện thủ công bởi "tiếng chổi tre" của những công nhân vệ sinh.

So với trung bình nhóm nước có thu nhập thấp, Việt Nam thải ra lượng rác plastic gấp đôi, và rác thủy tinh thì hơn gấp đôi.

Thói quen tiêu dùng với nhiều túi nylon, vỏ chai nhựa... đã tạo ra một "thiên đường đồng nát" nuôi sống một lực lượng lao động lớn. Và chính nhờ nguồn thu nhập này, mà rất nhiều người mới chấp nhận tham gia vào hệ thống thu gom rác "chính ngạch" ở các công ty môi trường với các tiêu chuẩn lao động thấp. Họ lấp đầy những khoảng trống thu gom rác thải mà xã hội không thể thiết kế nổi. Hiện tại, công đoạn phân loại và tái chế rác vẫn được đồng phụ trách bởi những người dọn rác thủ công.

Jj

Vấn đề xử lý rác thải đô thị vẫn phụ thuộc rất lớn vào công nhân vệ sinh.

Tại xóm trọ chật chội, nhếch nhác của gần chục lao công ở gần chợ Phùng Khoang, Trung Văn, Hà Nội. Có gia đình, hai thế hệ đều làm "nghề Rác". Có gia đình, cả hai vợ chồng đều “dùng Rác” để nuôi con học đại học. Họ chấp nhận, chịu đựng cuộc sống vất vả, cực nhọc, hằng ngày tiếp xúc với hàng tấn rác thải hôi thối,làm việc chăm chỉ, cần mẫn và trách nhiệm bất kể nắng hay mưa, đêm hay ngày để đảm bảo cuộc sống cho con cái,

c
m

Đó là những chân dung tiêu biểu của lực lượng đang là xương sống của ngành thu gom rác thải Việt Nam, những con người đang là cứu tinh của môi trường thành phố, bất chấp mọi cực nhọc, vất vả để dọn rác. Họ dùng “tiếng chổi tre” để quy hoạch cuộc sống hiện tại và cả tương lai cho gia đình, con cái. Đằng sau những câu chuyện về hành trình dọn rác, sống với rác của những người lao công kiêm “đồng nát” sẽ là thực trạng đáng buồn về vấn đề rác thải đô thị Việt Nam.

Chính những người đang "dùng rác" để đảm bảo cuộc sống cũng đang phải thốt lên những trăn trở về lượng rác thải ra mỗi ngày, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Và liệu chỉ có dùng sức lực nhỏ bé của họ, bài toán về rác thải có được xử lý hiệu quả? Động lực nào để những người lao công vượt qua những cực nhọc, khó khăn hằng ngày để duy trì công việc cứu tinh cho môi trường thành phố?

Thảo Liên

Theo dothi.reatimes.vn