Viện Phát triển Toàn cầu Mckinsey công bố: Abu Dhabi và Dubai là các thành phố ở châu Phi và Trung Đông đứng đầu danh sách các thành phố có cơ sở hạ tầng và đầu tư công nghệ kĩ thuật lớn nhất thế giới vào đầu năm nay.

Tuy nhiên, các thành phố này vẫn tụt hậu so với các thành phố thông minh khác như New York, Stockholm và Singapore. Việc nắm bắt và kiểm soát các dự án “Thành phố thông minh” của chính phủ UAE dự kiến ​​sẽ thúc đẩy chi phí xây dựng các Thành phố thông minh trong khu vực lên mức cao kỷ lục là 2,3 tỷ USD vào năm 2021. Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào các thành phố, nhất là khi họ nhận ra sự phát triển của xu hướng xây dựng các thành phố thông minh.

Các thành phố có thể chỉ chiếm 2% bề mặt của trái đất nhưng đó lại là nơi cư trú của hơn một nửa dân số thế giới, nơi con người tạo ra khoảng 80% sản lượng kinh tế và của cải vật chất trên thế giới.Và con số ấy ngày càng tăng lên khi đến năm 2045, sẽ có thêm 2 tỷ người sống ở các khu vực thành thị.Điều này chắc chắn sẽ tạo ra áp lực lớn đối với cơ sở hạ tầng, tài nguyên và môi trường.

Dù vậy, cũng thật đáng khích lệ các nhà hoạch định đô thị, những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và xây dựng các trung tâm đô thị trong tương lai, những người dũng cảm đối đầu với bao thách thức nảy sinh khi tiến hành kế hoạch trên thực tế.Trên toàn thế giới, các nhà chức trách đang hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp tư nhân về nỗ lực làm cho các thành phố của chúng ta trở nên an toàn hơn, bền vững hơn và kết nối tốt hơn.

Cùng với sự phát triển của thế giới, các thành phố thông minh của người Hồi giáo vẫn tiếp tục được phát triển gắn với “Các Mục tiêu về Phát triển Bền vững” (SDGs) của Liên Hợp Quốc.Theo “SDG 11”, Liên Hợp Quốc đặc biệt kêu gọi đầu tư vào các đô thị đến năm 2030 để tạo ra các thành phố bao gồm sự an toàn, chắc chắn và bền vững.

UAE sớm chấp nhận chương trình nghị sự của SDG.Các chiến lược do chính phủ lãnh đạo như “Thành phố Dubai thông minh” đã đạt được thành công đáng kể trong việc sử dụng công nghệ để tạo ra một môi trường kết nối hiệu quả nhờ vào việc giới thiệu Wi-Fi công cộng, trạm sạc xe điện, cũng như bãi đậu xe thông minh hay giám sát giao thông trực tiếp và lưới điện thông minh.Tháng trước tại Tuần lễ Công nghệ Gitex, 59 chính phủ các nước cùng các công ty tư nhân ở UAE đã giới thiệu các dịch vụ mới liên quan đến thành phố thông minh – từ công nghệ kinh doanh Blockchain đến các dịch vụ thanh toán và tiêu dùng.

Các thành phố thông minh được đầu tư xây dựng để thúc đẩy làn sóng đô thị hóa.

Các thành phố thông minh được đầu tư xây dựng để thúc đẩy làn sóng đô thị hóa

Để đáp ứng những xu hướng đang ngày một phát triển này, các thành phố thông minh được đầu tư xây dựng để thúc đẩy làn sóng đô thị hóa.Các cơ hội đầu tư đang nổi lên dành cho các nhà doanh nghiệp có thể được chia thành hai lĩnh vực chính: xây dựng thành phố;điều hành thành phố.

Khi nói đến việc xây dựng thành phố, rõ ràng rằng chúng ta cần nhiều các tòa nhà hơn như: nhà ở,văn phòng,trường học và trung tâm giải trí.Đơn cử như Trung Quốc và Ấn Độ, mỗi năm hai nước này cần tới 2,8 tỷ mét vuông không gian dành cho dân cư sinh sống và cho các khu vực thương mại mới mỗi năm.

Một thách thức khó giải quyết đặt ra cho các nhà hoạch định đô thị là vấn đề thiết kế, lập kế hoạch, xây dựng và tài trợ cho các tòa nhà thông minh hoạt động một cách hiệu quả và bền vững.Mặc dù những nỗ lực đang được tiến hành để xây dựng tiết kiệm không gian và giảm sự phát triển đô thị hơn nhưng các tòa nhà thông thường vẫn thường không thân thiện với cả môi trường và trong quá trình xây dựng, vận hành mà lại có giá đắt đỏ.

Hơn nữa, con người vẫn luôn mong muốn các tiến bộ công nghệ kĩ thuật được lắp đặt trong các tòa nhà khi công nghệ và kĩ thuật không ngừng thay đổi.Ví dụ, sự gia tăng giữa kết nối Internet và số lượng thiết bị được dự báo sẽ đạt đến con số 25 tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2020. Điều này chứng tỏ sẽ nhu cầu lớn của con người với việc sử dụng internet công suất cao trên thế giới.

Tiếp đến là sự vận hành của các thành phố.60% tăng trưởng kinh tế của các thành phố đều bắt nguồn từ người lao động và con số này ngày càng tăng không chỉ trong hiện tại mà còn trong tương lai. 40% còn lại đến từ việc cải thiện năng suất lao động.Để vận hành hiệu quả các thành phố thông minh, các khu vực đô thị cần có cơ sở hạ tầng quản lý giao thông, nước, năng lượng và chất thải tốt hơn, cũng như các cơ sở hậu cần và dịch vụ công cộng từ y tế đến giáo dục.

Theo Hiệp hội Thông tin Quốc tế, trong 81 tỷ đô la được đầu tư cho các thành phố thông minh năm nay, gần một phần tư số tiền này sẽ dành cho việc giám sát cố định và những tiến bộ trong vận chuyển công cộng.

Cuối cùng, điều này có nghĩa là tàu cao tốc và phương tiện không người lái sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần.Công ty tư vấn McKinsey dự báo, có tới 15% phương tiện chở khách được bán trên toàn cầu vào năm 2030 sẽ hoàn toàn được tự chủ, trong khi doanh thu trong lĩnh vực ô tô có thể tăng gần gấp đôi lên 6,7 nghìn tỷ đô la nhờ dịch vụ kết nối dữ liệu và tính năng lưu động được sử dụng rộng rãi.

Theo một cách thông minh nhất, các thành phố sẽ kết hợp những điều tốt đẹp nhất cho hành tinh với những gì hữu ích nhất cho nền kinh tế.Một báo cáo gần đây của Ủy ban Kinh tế và Khí hậu Toàn cầu cho thấy rằng, đầu tư vào giao thông công cộnggiúp giảm thiểu lượng khí thải vào môi trường, tăng sử dụng nhiều năng lượng tái tạo và tăng hiệu quả của các tòa nhà thương mại. Cùng với đó, vấn đề quản lý chất thải ở các thành phố có thể cắt giảm khoảng 17 triệu đô la trên toàn thế giới vào năm 2050, cũng như cắt giảm thời gian đi lại và cải thiện sức khỏe của con người.

Cuối cùng, cũng như tạo ra các thành phố hiệu quả hơn, chúng ta cần tìm ra những cách mới và tốt hơn để sống và làm việc tại các thành phố đó, nhất là làm cho cuộc sống của mọi người linh hoạt hơn bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến.

Văn phòng linh hoạt hiện đang là một ngành công nghiệp khá phát triển và quan trọng đối với nhân viên làm việc trong các thành phố thông minh.Trên toàn cầu, số người sử dụng văn phòng làm việc chung đã tăng gấp ba lần lên 1,74 triệu người và dự báo sẽ đạt 5,1 triệu người vào năm 2022.

Công ty tư vấn McKinsey cũng ước tính rằng việc áp dụng khái niệm “Thành phố thông minh” có thể cải thiện các chỉ số chất lượng cuộc sống như sức khỏe, an toàn và chất lượng môi trường, từ 10 đến 30%.

Ivo Weinoehrl, Quản lý đầu tư cao cấp tại Công ty quản lý Hình ảnh, phụ trách chiến lược “Thành phố thông minh” chia sẻ: “Chúng tôi nghĩ rằng thành phố thông minh rất quan trọng đối với tương lai của thế giới trong khi các đô thị ngày càng phát triển. Thành phố thông minh – nơi sự hiệu quả và sự bền vững luôn song hành. Các nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ việc đầu tư bằng cách giúp định hình các thành phố thông minh trong tương lai”. 

Theo dothi.reatimes.vn