Bộ GD& ĐT mới đây đã đề ra dự thảo vệ việc tự chủ đại học cho các trường công lập để nâng cao chất lượng đào tạo.

Tự chủ đại học là ngôi trường đại học sẽ tự đứng vững trên đôi chân của mình, không chịu sự tác động và quản lý của bất cứ cơ quan nào. Các trường sẽ có quyền tự do đưa ra các quyết định về cách thức tổ chức hoạt động cũng như tự đảm bảo kinh phí cho các hoạt động.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, khi nghị định này được thông qua thì mức học phí đại học cũng sẽ tăng lên bởi sinh viên không có sự hỗ trợ nữa mà phải tự chủ hoàn toàn chi phí đào tạo.

Các trường đã tự chủ tài chính thì sẽ phải đóng mức học phí khá cao, gấp khoảng 2 đến 3,5 lần so với mức học phí hiện nay. Còn học phí trường đại học công lập chưa tự chủ hiện nay thì mức học phí trên sẽ tăng gấp 2,8 đến 4,7 lần.

Với những trường chưa tự chủ tài chính thì phải cân đối giữa ngân quỹ của trường và sự hỗ trợ của nhà nước, các khoản thu từ sinh viên.

Theo đó, 23 trường đại học công lập thuốc các bộ ngành trung ương thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế giáo dục theo hướng tự chủ là các trường y dược, KHTN, KHXH, Kinh tế, Luật, Nông, Lâm, Thủy sản, Kỹ Thuật, Công nghệ, TDTT, Nghệ thuật, Khách sạn, Du lịch.

Cụ thể, vào năm học 2020-2025, học phí mỗi tháng sẽ từ 2,05 - 5,05 triệu đồng/sinh viên (tùy nhóm ngành đào tạo). Tính theo năm học (10 tháng), sẽ tương đương 20,5 - 50,5 triệu đồng/sinh viên. Dự kiến, sinh viên sẽ phải đóng mức học phí theo đề án đã được chính phủ phê duyệt với mức trần dưới đây:

Đồng thời với việc nâng mức học phí thì các trường Đại học thực hiện mô hình tự chủ cũng sẽ tự chủ về học thuật, bộ máy và chất lượng.

Nói về việc tăng học phí đại học công lập, nhiều sinh viên cho rằng học phí khá cao so với hoàn cảnh của gia đình. Nhiều sinh viên cũng bày tỏ mong muốn có thêm chính sách hỗ trợ.

Theo Mi Trần/Reatimes