thu hồi tài sản nhà nước

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về thu hồi tài sản nhà nước, cập nhật vào ngày: 20/04/2024

Sẽ không là vấn đề nếu các quyết định hành chính mang tên ‘thu hồi dự án” chỉ nhắm vào những dự án “treo” hàng chục năm, sử dụng sai mục đích hoặc những dự án trì trệ, không hiệu quả. Nhưng nếu mệnh lệnh ấy cứ vô tư “giáng” xuống những doanh nghiệp đang đặt cả số phận, tâm huyết của mình vào dự án với lý do là dự án đó có sai phạm trong quá trình giao đất hay mua bán, chuyển nhượng thì có lẽ hệ lụy sẽ nhiều hơn hiệu quả. Lúc này, Nhà nước có thể bồi thường cho doanh nghiệp về mặt vật chất nhưng uy tín và cơ hội của doanh nghiệp, liệu có thể bồi thường?

Chỉ trong vòng 4 ngày, chính quyền TP.HCM đã công bố 2 thông tin liên quan tới số phận của các quỹ đất công dính phải sai phạm trong thủ tục đầu tư. Sở Tài chính đề nghị hủy bỏ 300 quyết định, công văn chỉ định bán các mặt bằng và địa chỉ nhà đất công cho các tổ chức, cá nhân và đưa vào bán đấu giá theo quy định. Đến hiện tại, 7 dự án trong số đó đã có công bố tiếp tục đi vào hoạt động sau thời gian “tra soát” nhanh. Số phận của những dự án còn lại sẽ đi về đâu?

Khẳng định việc “hồi tố” đối với quỹ đất công vướng sai phạm là điều hoàn toàn đúng đắn, luật sư Lê Văn Hồi (Giám đốc Công ty Luật My Way) cho rằng, đây là vấn đề hết sức phức tạp nếu không xử lý hợp lý. Vị luật sư này cũng khẳng định: “Không vì những thiệt hại từ quyết định sai lầm của một số cá nhân, cơ quan mà có thể gây ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng đất công của những dự án hợp pháp, rõ ràng".

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã yêu cầu các sở ngành rà soát cơ sở pháp lý việc ngưng các giao dịch tại 7 khu đất do Tập đoàn Novaland triển khai dự án. Nếu không có quy định pháp luật về việc ngưng giao dịch của người dân mua nhà trong các dự án trên thì phải gỡ bỏ.

Khi một dự án đang được đầu tư, triển khai một cách bài bản bỗng nhiên bị thu hồi vì phát hiện ra sai phạm trong quá trình giao đất hoặc mua bán, chuyển nhượng thì thiệt hại đối với doanh nghiệp, theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường là “không thể bù đắp nổi”. Vậy làm sao để hạn chế hậu quả của việc doanh nghiệp sẽ có thể “ăn phải sạn” khi “nồi cơm” đã được “nấu chín”?