1. Thủ tục cho trường hợp thuận tình ly hôn

* Điều kiện tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn: Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn. Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

* Hồ sơ yêu cầu thuận tình ly hôn: 

- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa). Tham khảo tại đây

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).

- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).

- CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực).

- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực - nếu có).

- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Sổ đỏ, đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao)

Lưu ý:

- Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở (UBND cấp xã/phường);

- Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.

* Thủ tục thuận tình ly hôn: 

- Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân (TAND) cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng. Trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.

- Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí Toà án cho người đã nộp đơn;

- Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện/tỉnh và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.

- Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn..

- Toà án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay.

2. Thủ tục cho trường hợp đơn phương ly hôn

* Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn đơn phương gồm có:

- Đơn xin ly hôn (theo mẫu của từng Tòa). Tham khảo tại đây

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).

- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).

- CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực).

- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực - nếu có).

- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Sổ đỏ, đăng ký xe, sổ tiết kiệm (bản sao) …

Lưu ý:

- Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ ly hôn phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở (UBND cấp xã/phường);

- Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.

* Trình tự xin ly hôn đơn phương: 

- Vợ hoặc chồng (nguyên đơn) nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc. 

Lưu ý: nếu vợ/chồng hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì phải nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.

* Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn;

* Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/ huyện/ tỉnh và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

* Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.

 

PV (tổng hợp)/ Theo GĐVN