Bạn sẽ bất ngờ vì rất nhiều cây cảnh chứa chất kịch độc gây ra các triệu chứng nôn mửa, khó thở, thậm chí là tử vong. Hãy thận trọng với các loại quả mọng, nhựa cây, cũng như đừng bao giờ ăn phải rễ, thân và lá của các loại cây trồng trong nhà dưới đây.

1. Cây vạn niên thanh

Vạn niên thanh được trồng rất phổ biến nhưng tuyệt đối không được ăn lá cây này.

Vạn niên thanh được trồng rất phổ biến nhưng tuyệt đối không được ăn bất cứ phần nào của cây này.

Vạn niên thanh là một trong những cây trong nhà phổ biến nhất bởi lá thường xanh, tốn ít công chăm sóc. Tuy nhiên, dù nhai phải bất kỳ phần nào của cây đều gây đau dữ dội trong miệng và cổ họng, tiết nước bọt quá mức. Vạn niên thanh không tiết ra chất độc gây chết người nhưng trong trường hợp nặng sẽ khiến cổ họng sưng to gây nghẹt thở.

2. Cây thầu dầu 

Cây thầu dầu có chứa chất độc ricin.

Cây thầu dầu có chứa chất độc ricin.

Dầu của cây thầu dầu sau khi được chiết xuất từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tuy nhiện, nếu một người trưởng thành nuốt phải hạt thô có thể sẽ tử vong trong vòng vài phút.

Nhẹ hơn thì bị buồn nôn, tiêu chảy, tim đập nhanh, hạ huyết áp và co giật. Các triệu chứng sẽ kéo dài liên tục trong suốt một tuần cho đến khi chất độc được đẩy hết ra khỏi cơ thể. Điều này xảy ra do trong hạt thầu dầu chứa một hợp chất gây chết người là ricin. Khi ép dầu, các nhà sản xuất phải cẩn thận tách bỏ chất độc này.

3. Cây trạng nguyên 

Cây trạng nguyên làm cảnh vừa đẹp vừa có ý nghĩa nhưng lại kịch độc.

Cây trạng nguyên làm cảnh vừa đẹp vừa có ý nghĩa nhưng lại chứa nhựa độc.

Trạng nguyên là một loài cây nổi bật với những phiến lá bắc trên cùng có màu đỏ lửa, hồng hay trắng với chùm hoa vàng nho nhỏ ở giữa. Trạng nguyên hay được ưa chuộng bày trong nhà dịp Giáng Sinh, lễ tết bởi dáng vẻ tươi vui cùng cái tên may mắn của mình.

Tuy vậy, nhựa cây trạng nguyên có thể gây kích ứng cho da và mắt giống như các loài cây cùng họ Thầu dầu (Đại kích). Nếu ăn phải lá trạng nguyên có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.

4. Cây thụy hương 

Cây thụy hương là cây bản địa có xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản rồi dần dần lan ra nhiều vùng khác nhau có đất màu mỡ, độ ẩm cao. Tại Việt Nam, cây hoa thụy hương hay được trồng trong vườn làm cảnh.

Cây thụy hương

Cây thụy hương sẽ gây các triệu chứng ngộ hộc, nôn mửa nếu ăn phải.

Trong cây thụy hương chứa các chất độc như daphnetoxin hay mezerein. Nếu chim ăn phải quả của cây thụy hương sẽ tử vong. Còn người vô tình ăn phải quả của cây thụy hương sẽ bị ngộ độc, nôn mửa. Vì vậy, không được cắn, nhai hoặc nuốt bất cứ phần nào của loại cây này.

5. Cây trúc đào 

Cây trúc đào là một trong những cây độc nhất được trồng phổ biến. Bạn đừng bao giờ nên nghĩ đến việc thử mùi vị của lá, thân, hoa hay chỉ đơn giản là chạm vào nó. Trẻ em dễ gặp các triệu chứng nhiễm độc dù chỉ sờ hay cầm một chiếc là trúc đào.

Tuyệt đối không nên tiếp xúc với lá hoặc hoa trúc đào, nhất là trẻ em.

Tuyệt đối không nên tiếp xúc với lá hoặc hoa trúc đào, nhất là trẻ em.

 

Khi tiếp xúc nhiều hơn, chất độc gây ra các vấn đề về đường ruột như nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, và chuột rút. Nặng hơn thì tim đập nhanh bất thường, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong. Ở Ấn Độ, có nhiều trường hợp mọi người tìm cách tự sát bằng cách ăn hạt cây trúc đào.

6. Cây đỗ quyên 

Cây đỗ quyên cũng chứa liều lượng độc lớn.

Cây đỗ quyên cũng chứa liều lượng độc lớn.

Hoa đỗ quyên là loại hoa cảnh được nhiều người yêu thích. Ngày Tết, các gia đình Việt hay trồng một vài chậu đỗ quyên trong nhà để cầu chúc sung túc, đủ đầy trong năm mới.

Trong rễ, thân, lá và hoa của cây đỗ quyên đều chứa chất độc khiến buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, khó thở. Trẻ em nặng 25kg sẽ bị ngộ độc nếu ăn từ 100 - 250g lá đỗ quyên.

 

7. Cây đại hoàng 

Lá đại hoàng chứa chất độc

Lá đại hoàng chứa chất độc mạnh.

Phần thân của cây đại hoàng cung cấp một lượng lớn calo và chất béo thấp. Tuy vậy, lá đại hoàng, dù sống hay nấu chín, có chứa các chất độc gây khó thở, rát miệng và bỏng cổ họng. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện trong vòng một giờ sau khi ăn và dẫn đến co giật, chảy máu nội bộ, hôn mê và tử vong.

8. Cây anh thảo 

Cây anh thảo đẹp nhưng lại mang độc tố nguy hiểm.

Cây anh thảo đẹp nhưng lại mang độc tố nguy hiểm.

Hoa anh thảo có vẻ đẹp sang trọng nên hay được bày trong chậu để trang trí văn phòng, nhà ở. Tuy vậy, những bông hoa đẹp với nhiều màu sắc lại chứa trong mình chất kịch độc gây nôn mửa, co giật và tê liệt. Các gia đình có trẻ nhỏ cần phải cẩn thận để tránh cho bé không ngắt hoa anh thảo cho vào miệng.

Trang Bùi (tổng hợp)/ Theo Ngay Nay Online