Dự án khu dân cư Thái Sơn II do Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư tại huyện Nhà Bè bị ngương triển khai hơn 10 năm nay vì giá đền bù đất quá cao.

Dự án khu dân cư Thái Sơn II do Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư tại huyện Nhà Bè bị ngương triển khai hơn 10 năm nay vì giá đền bù đất quá cao.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, chính vì giá đất đền bù cao khiến doanh nghiệp dù đã được chấp nhận chủ của TP cho phép làm chủ đầu tư thực hiện dự án nhưng rồi không thể thực hiện đền bù giải tỏa đất đành phải để dự án bỏ hoang khéo dài nhiều năm.

 

Chính những bất cập về giá đất đền bù cao này mà ông Châu cho biết các doanh nghiệp địa ốc đã kiến nghị lên Hiệp hội, sau khi nghe những kiến nghị này từ doanh nghiệp, Hiệp hội đã nêu kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật Đất đai 2013 tới Bộ Xây dựng để có cơ chế hỗ trợ các dự án dở dang do giải phóng mặt bằng trên 80%, đảm bảo hài hòa quyền lợi người dân và doanh nghiệp.

Cũng theo ông Châu, tại Điều 62 Luật Đất đai, Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong một số trường hợp, trong đó có các dự án xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị, tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội... đều thuộc diện được Nhà nước thu hồi đất.

Nhưng trên thực tế, nhiều dự án nhà ở thuộc địa bàn chỉnh trang đô thị nhưng doanh nghiệp vẫn phải tự tiến hành công tác giải phóng mặt bằng thông qua việc thương lượng bồi thường hoặc mua lại từ người chủ đất; nhiều dự án đã được bồi thường hơn 80% diện tích, thậm chí đến 98% diện tích đất dự án, nhưng phần còn lại doanh nghiệp không thể thương lượng bồi thường được để triển khai đầu tư, phần lớn là do chủ đất đòi bồi thường với giá cao phi lý.

"Bởi chính những bất cập này mà hiện nay tại TP.HCM có khoảng hơn 300 dự án bị tạm ngừng triển khai do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do vướng giải phóng mặt bằng", ông Châu nói.

Để giải quyết khó khăn này cho doanh nghiệp, Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung điều 62 Luật Đất đai để xác định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh khi công bố các khu vực chỉnh trang đô thị, thì được thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất để sớm triển khai thực hiện dự án; tránh tình trạng người có đất lợi dụng sự thiếu chặt chẽ của hệ thống pháp luật để khiếu kiện kéo dài.

Cần có cơ chế hỗ trợ những dự án đã bồi thường từ 80% diện tích trở lên để giải phóng phần mặt bằng còn lại nhằm sớm đưa dự án vào triển khai thực hiện, Hiệp hội đề xuất có thể bằng cơ chế thông qua quyết định của tòa án để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người có đất và cả chủ đầu tư, mà các bên liên quan có nghĩa vụ chấp hành bản án của tòa.

Theo Gia Huy/ Reatimes