Vì vậy, tự kỷ là 1 trong 3 vấn đề về sức khỏe được Liên hợp quốc dành riêng một ngày để nâng cao nhận thức cộng đồng.

Ngày 2/4 hàng năm được LHQ lựa chọn là ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ.

Do đó, trong tuần này, sẽ có nhiều hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ.

Ngay hôm qua (30/03) tại Hà Nội đã diễn ra Festival Người tự kỷ, thu hút hàng trăm gia đình có con tự kỷ, khoảng 20 trung tâm giáo dục chuyên biệt và nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở tham gia.

Và vào ngày 6/4 tới đây, tại TP Hồ Chí Minh cũng sẽ diễn ra diễu hành đi bộ vì trẻ tự kỷ.

Ngày 2/4 hàng năm được LHQ lựa chọn là ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ

Đây là ngày để kêu gọi cộng đồng chia sẻ, quan tâm, chấp nhận người tự kỷ hòa nhập cộng đồng.

Hiện người tự kỷ còn gặp nhiều khó khăn: Dịch vụ can thiệp và cơ hội giáo dục còn ở mức đơn sơ, chưa có cơ chế giúp đỡ người tự kỷ trưởng thành có công ăn việc làm, vẫn còn có sự hiểu lầm là do cha mẹ không quan tâm đến con...

Theo các chuyên gia, tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Đây là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội.

Tự kỷ biểu hiện bằng những khiếm khuyết trong tương tác xã hội; khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Các hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

Theo đó việc phát hiện trẻ tự kỷ ở giai đoạn đầu không dễ, vì biểu hiện của bệnh ở mỗi người rất khác nhau. Càng khó phát hiện khi đứa trẻ bị tự kỷ dạng nhẹ, chỉ lầm lì, ít nói, không thích giao tiếp, vài năm sau chúng sẽ trở thành những đứa trẻ hơi lập dị.

Cha mẹ nên lưu ý các dấu hiệu khác thường ở trẻ từ nhỏ, như trẻ không nhìn vào mắt cha mẹ, không quay đầu nhìn lại khi được gọi tên, không biết chỉ bằng ngón trỏ để nhờ cha mẹ lấy một vật ở trên cao...

Theo Minh Chuyên (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam