Tại hội thảo về công nghệ diễn ra mới đây, vẫn còn khá nhiều ý kiến băn khoăn liệu có nên cho phép triển khai 4G ngay, hay chờ đợi những bước phát triển công nghệ mới để tránh lãng phí nguồn lực.

Tính đến nay, hệ thống mạng di động đã trải qua một quá trình phát triển dài với sự nâng cấp lên các công nghệ khác nhau từ 1G, 2G, 3G rồi đến 4G.

Tuy nhiên, đôi khi người dùng vẫn không khỏi băn khoăn về ý nghĩa và sự khác biệt giữa các thế hệ mạng này.

Mạng 4G cao cấp ra sao?

4G, hay 4-G là từ viết tắt của Fourth-generation, là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 - 1,5 Gb/giây.

Tên 4G là do IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa rằng công nghệ này vượt trội hơn so với 3G.

Mạng 4G đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới

Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây, cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên hình ảnh động chất lượng cao.

Hiện thế giới đang tồn tại 2 chuẩn công nghệ lõi của mạng 4G là WiMaxLong Term Evolution (LTE), mỗi công nghệ đều sử dụng một dải băng tần khác nhau.

3G và sự phổ biến

Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại (nghe, gọi, nhắn tin thông thường) và ngoài thoại như: Tải dữ liệu, gửi Email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...

Điểm mạnh của 3G so với công nghệ trước là cho phép truy cập internet, sử dụng các dịch vụ định vị toàn cầu GPS, truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau.

Mạng 3G đang phổ biến nhất tại Việt Nam

Tốc độ 3G chuẩn của một số mạng di động tại Việt Nam là 21Mbps và đang được cải tiến, nâng cao lên 42 Mbps. Do đó, người dùng 3G sẽ có thể xem phim, clip, nghe nhạc và lướt web nhanh hơn.

Ưu điểm của mạng 3G

- Cải thiện được chất lượng cuộc gọi, tín hiệu và tốc độ so với thế hệ trước.

- Truy cập Internet tốc độ cao kể cả khi di đang chuyển.

- Cùng với sự bùng nổ smartphone, kết nối 3G cho phép người dùng truy cập vào thế giới nội dung đa phương tiện phong phú bao gồm nhạc, phim, hình ảnh chất lượng cao.

Kết hợp với các ứng dụng nhắn tin OTT như Viber, Skype, Zalo, Line… 3G giúp người dùng có thể online, trò chuyện mọi lúc mọi nơi với chi phí rẻ hơn so với dạng tin nhắn SMS truyền thống.

Các bước phát triển của công nghệ viễn thông 

Mạng 2G nền tảng

2G là thế hệ mạng di động thứ 2, với tên gọi đầy đủ là hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile Communications. Viết tắt: GSM).

Công nghệ 2G có khả năng phủ sóng rộng khắp, giúp người dùng có thể sử dụng điện thoại nhiều vùng trên thế giới.

GSM là mạng điện thoại di động có thiết kế gồm nhiều tế bào (cell) hay hiểu đơn giản hơn là các trạm thu phát sóng, do đó, các máy điện thoại di động kết nối mạng bằng cách tìm kiếm các trạm thu phát sóng gần nó nhất.

Các thiết bị di động phổ thông hoạt động trên mạng 2G chỉ có thể thực hiện các chức năng nghe, gọi và nhắn tin cơ bản

Các loại điện thoại nâng tầm theo sự phát triển của hạ tầng mạng

Ưu điểm của mạng 2G

- Cải thiện được chất lượng cuộc gọi, tín hiệu và tốc độ so với thế hệ trước.

- Mã hoá dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí

- Cung cấp tin nhắn dạng SMS

- Thiết bị nhỏ gọn hơn

Theo Duy Minh/Gia đình Việt Nam