Trong những năm đầu đời, trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh mới dễ hấp thu chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch và phát triển toàn diện.

Hệ tiêu hoá đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngoài chức năng xử lý và hấp thu thức ăn, hệ tiêu hóa còn đóng góp 70-80% vào sức đề kháng và 100% năng lượng cho trẻ sinh trưởng và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trí não của trẻ trong những năm đầu đời.

Cụ thể, các dưỡng chất cần thiết cho não bé phát triển như ARA, DHA, choline phải thông qua cánh cửa hệ tiêu hóa mới có thể phục vụ cho nhu cầu phát triển trí não của bé. Như vậy, hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng quan trọng để bé có thể phát triển trí não toàn diện trong những năm đầu đời.

Hệ tiêu hóa của trẻ kém phát triển chủ yếu là do nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy làm cho hệ tiêu hóa kém phát triển dẫn tới sức khỏe suy giảm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy làm cho hệ tiêu hóa kém phát triển dẫn tới sức khỏe suy giảm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Khi trẻ bị tiêu chảy làm cho hệ tiêu hóa kém phát triển dẫn tới sức khỏe suy giảm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Theo TS.BS. Nguyễn Việt Hà Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương, tiêu chảy cấp thường gặp ở trẻ vì hệ miễn dịch chưa trưởng thành, chế độ ăn có nhiều thay đổi (từ sữa, ăn bổ sung…), sức đề kháng của trẻ chưa trưởng thành, đường tiêu hóa chưa ổn định, tiếp xúc với các bệnh nhiễm khuẩn khác…

Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa dễ gặp là tiêu chảy cấp do virus, vi khuẩn, mùa đông xuân thường gặp do rotavirus. Khi trẻ bị tiêu chảy, do sự mất nước điện giải, trẻ nôn trớ khi ăn, hấp thu chất dinh dưỡng giảm, giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Bệnh nặng thêm trên bé bị suy dinh dưỡng, đường ruộtlâu hồi phục hơn.

Ngoài ra, do mùa đông các bé thường mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… nên cha mẹ buộc phải dùng kháng sinh, việc dùng thuốc kháng sinh làm mất cân bằng vi sinh đường ruột ở hệ tiêu hóa.

Bệnh lý khiến trẻ ăn uống khó khăn, với bệnh ở hệ tiêu hóa khiến trẻ gặp khó trong việc hấp thụ thức ăn.

Người ta phân loại tiêu chảy theo các mức độ sau:

– Theo thời gian: Tiêu chảy cấp và Tiêu chảy kéo dài.

– Theo mức độ: Tiêu chảy phân nước và Tiêu chảy phân máu.

– Theo nguyên nhân vi khuẩn: Xuất tiết, xâm nhập, thẩm thấu.

Chăm sóc và điều trị khi trẻ bị tiêu chảy

Rối loạn tiêu hóa thường do rối loạn nước điện giải hoặc kém dung nạp thức ăn. Điều trị cơ bản là cho bé uống orezol hoặc nếu không có oresol thì cho bé uống dung dịch thay thế (nước canh, nước quả), bù dịch.

Cho ăn đồ ăn lỏng, mềm, dễ tiêu. Đảm bảo chế độ ăn đủ chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, kẽm.

Trẻ còn bú nên được bú sữa mẹ.

Trẻ sốt do nhiễm vi rút hay nhiễm khuẩn kèm theo có thể dùng thêm thuốc kháng sinh.

Cần cho trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác, có điều trị hợp lý.Với trẻ phải dùng kháng sinh cha mẹ cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn bị bệnh giúp trẻ vượt qua tình trạng bệnh đó.

Nguyên tắc giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh trong mùa đông

Để giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh trong mùa đông, các bậc phụ huynh cần tuân thủ 5 nguyên tắc dưới đây:

1. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng dinh dưỡng

Cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc…

Cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc…

Muốn hệ tiêu hóa của trẻ tốt thì cần giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Từ đó trẻ sẽ tăng sức khỏe, ngăn chặn được nhiều loại vi khuẩn khi chúng muốn xâm nhập vào cơ thể. Muốn làm như vậy cha mẹ cần cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

Cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào thực đơn hàng ngày cho trẻ để giúp cân bằng dinh dưỡng. Bổ sung đủ lượng nước, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ.

Trong quá trình nuôi con, để đảm bảo sau này con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu đời.

2. Cần khuyến khích trẻ tăng cường hoạt động thể chất

Những hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe và sức đề kháng chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Những hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe và sức đề kháng chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Những hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe và sức đề kháng chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

3. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Xem thêm: Lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia và những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Để ngăn chặn và loại bỏ nguy cơ lây nhiễm các bệnh tiêu hóa, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm phòng đầy đủ các loại vắc- xin cần thiết.

4. Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ

Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Cha mẹ cần hướng dẫn để trẻ có thói quen giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là phải rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

5. Đảm bảo vệ sinh trong quá trình chăm sóc trẻ

Trong điều kiện vi khuẩn, virus hoạt động mạnh thì ngoài bản thân trẻ phải chú ý đảm bảo vệ sinh, các bậc phụ huynh cũng cần nâng cao ý thức với vấn đề này.

Những người thân trong gia đình nên có thói quen rửa tay với xà phòng diệt khuẩn khi chăm sóc trẻ, nhất là khi cho trẻ ăn và trước khi nấu ăn để bảo vệ trẻ tránh khỏi khâu trung gian lây bệnh.

Theo Thúy Hà/ Gia đình Việt Nam