Bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Phương Hồng, Khoa Khám và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, bệnh Alzheimer biểu hiện bằng trạng thái mất trí nhớ tiến triển, không hồi phục, không thể đảo ngược.

Nghĩa là, một khi mắc bệnh, người bệnh không bao giờ có thể quay lại với tình trạng sức khỏe trí não như trước đây.

p/Thường xuyên đọc sách, báo sẽ giúp phòng ngừa bệnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Ảnh minh họap/
Thường xuyên đọc sách, báo sẽ giúp phòng ngừa bệnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Ảnh minh họa

Để phòng ngừa căn bệnh gây mất trí nhớ ở người lớn tuổi, bác sĩ Hồng khuyến cáo thực hiện những cách sau:

1. Kích thích trí não

Những người luôn cố gắng ghi nhớ và hoạt động não bộ sẽ ít có nguy cơ mất trí hơn, bạn có thể thực hiện như sau:

- Đọc sách báo thường xuyên.

- Chơi đố chữ hay những trò chơi trí tuệ.

- Ghi chép lại các hoạt động trong ngày.

- Hãy thử học 1 môn ngoại ngữ mới.

2. Tập thể dục thường xuyên

- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ 30-60 phút mỗi ngày, đi bơi, nâng tạ, các bài tập phối hợp cân bằng.

- Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng khả năng kết nối các mạch máu trong não và kích thích phát triển khả năng nhận thức.

3. Giao tiếp xã hội

- Tham gia 1 nhóm xã hội hoặc 1 lớp học về chủ đề mà bạn quan tâm.

- Tham gia các hoạt động tình nguyện.

- Gặp gỡ bạn bè, hàng xóm của bạn.

- Đi ra ngoài thường xuyên hơn (xem phim, công viên, cà phê,...)

p/Đi ra ngoài, đi bộ thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Ảnh minh họap/

Đi ra ngoài, đi bộ thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Ảnh minh họa

4. Cải thiện chế độ ăn uống

- Giảm đường: Hạn chế đường và carbohydrat như: bột mì trắng, mì ống, gạo trắng hoặc bất cứ thứ gì có đường.

- Tránh các loại dầu hydro hóa: chất béo trans có thể gây viêm và tạo ra các gốc tự do có hại cho não. Vì vậy, cố gắng giảm tiêu thụ thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói sẵn.

- Tiêu thụ nhiều omega 3: DHA trong các axit béo omega 3 có thể giúp ngăn ngừa Alzheimer và mất trí nhớ bằng cách giảm các mảng beta-amyloid.

- Chế độ ăn giàu vitamin B12 và axit folic, vì chúng là các vitamin chịu trách nhiệm hình thành DNA và duy trì các tế bào thần kinh khỏe mạnh.

- Tăng cường trà xanh, bổ sung vitamin E (có nhiều trong đậu tương, giá, vừng, lạc, hạt hướng dương...)

5. Ngủ đủ giấc

- Chất lượng giấc ngủ kém tương đương với mức beta-amyloid cao hơn (1 loại protein làm tắc nghẽn não giúp ngăn ngừa giấc ngủ sâu).

- Thiếu ngủảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm trạng của bạn, có nhiều nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer hơn.

- Nếu bạn bị mất ngủ, hãy điều chỉnh theo các gợi ý sau:

Tránh ngủ nhiều vào buổi trưa, vì nó có thể làm mất ngủ buổi tối.

Thư giãn buổi tối: 1 - 2 giờ trước khi ngủ là khung thời gian lí tưởng để chuẩn bị tinh thần cho não bộ:

Tắt phần lớn đèn trong phòng và nằm thư giãn.

Tắm cũng là 1 cách thư giãn.

Đọc 1 cuốn sách nhẹ nhàng.

Tạo 1 lịch trình ngủ và duy trì nó: cố gắng tạo 1 nhịp sinh học tự nhiên bằng cách đi ngủ và thức dậy vào 1 thời điểm nhất định và đều đặn mỗi ngày.

6. Kiểm soát căng thẳng

- Khi stress tăng cao, cơ thể bài tiết quá nhiều cortisol làm teo vùng hải mã của não, nơi đảm nhận việc xử lí trí nhớ và giúp não phát triển.

- Do đó, khi có quá nhiều stress, não sẽ trở nên rối loạn và làm trí nhớ suy giảm.

Bệnh Alzheimer (Alzheimer's disease hay AD) hay đơn giản là Alzheimer là một chứng mất trí phổ biến nhất.

Vào năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer đã chỉ ra căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thoái hóa và gây tử vong.

Căn bệnh này được đặt theo tên ông. Năm 1901, Alois Alzheimer trình bày trường hợp của bệnh nhân tên Auguste D, 50 tuổi, bị mất trí.

Theo giadinhmoi.vn