Đây là dự báo được đưa ra tại hội thảo “Tương lai của bán lẻ Việt Nam” mới được tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM.

Doanh số tăng 40% khi mở thêm cửa hàng

Báo cáo e-Conomy SEA 2018 được thực hiện giữa Temasek (Singapore) và Google đánh giá mảng kinh tế số của Việt Nam đã tăng trưởng 38% giai đoạn 2015 - 2018, đạt quy mô 9 tỷ USD, vượt qua cả Thái Lan. Trong đó, với mức tăng 43%, Việt Nam là nước có ngành thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Các trung tâm thương mại hiện đại không những không “chết yểu” mà còn có cơ hội bứt phá cùng kỷ nguyên mua sắm trực tuyến.

Đã có nhiều ý kiến cho rằng, thương mại điện tử phát triển vũ bão sẽ “nuốt chửng” các cửa hàng thực thể (mặt bằng), mang lại sự đìu hiu cho các trung tâm mua sắm.

Tuy nhiên, thực tế đã diễn biến khác biệt! Tại hội thảo “Tương lai của bán lẻ Việt Nam” tổ chức hôm 28/2, bà Rebecca Pearson, Phó Giám đốc phụ trách bán lẻ CBRE Châu Á cho biết, 80% doanh thu bán lẻ đều đến từ các cửa hàng thực thể đã cho thấy sức ảnh hưởng của mô hình này. 

“Các nhà bán lẻ trực tuyến đang có xu hướng mở thêm các cửa hàng thực thể bằng cách xây dựng hoặc thuê của các nhà cung cấp, ví dụ như EverLane, KeepLand, Habitat, hay ngay cả Amazon cũng đã triển khai mô hình cửa hàng Amazon 4 Star Store… Điều này không chỉ giúp khách hàng chọn mua sản phẩm trực tuyến thông qua các ứng dụng (App) trên thiết bị di động nữa mà còn có thể cảm nhận trực tiếp sản phẩm”, bà Rebecca Pearson cho biết.

Bán lẻ “offline” vẫn sống khoẻ thời mua sắm online

Chuyên gia của CBRE dẫn kết quả từ một nghiên cứu cho thấy 90% khách hàng sẽ mua nhiều hơn vào lần sau, sau khi đến cửa hàng thực thể để nhận hàng đã mua trực tuyến. Ví dụ UniQlo khi có cửa hàng thì doanh số của họ đã tăng 40%. Cửa hàng tạo nên cảm giác thực chạm vào sản phẩm và thúc đẩy việc mua sắm tốt hơn. Từ đó, cửa hàng có vai trò như những showroom, yêu cầu lớn về về độ  “sang” “xịn” “mịn”.

Như vậy, bán lẻ “offline” vẫn sống khoẻ thời mua sắm online nhưng theo một cách khác, đó là cộng hưởng và tạo nên những giá trị vượt trội mà không một công cụ mua sắm trực tuyến nào có thể thể mang lại.

“Sản phẩm chỉ là thứ cấp so với trải nghiệm”

Đây chính là khẳng định của ông Geoffrey Morrison, Nhà sáng lập & Giám đốc điều hành Concept I khi nói về xu hướng của ngành bán lẻ hiện đại. Vị chuyên gia cho rằng, không gian bán lẻ đang thay đổi rất nhiều, phải nổi trội, cuốn hút hơn, bắt mắt hơn, trước yêu cầu trải nghiệm sản phẩm ngày một cao của khách hàng.

Ở Việt Nam, các cơ sở bán hàng mặt phố đang mất dần ưu thế. Những thương hiệu sở hữu mặt bằng rộng, năng động với thị trường như Vincom Retail đang nắm nhiều lợi thế trước xu hướng này. Đây cũng là nhà cung cấp mặt bằng số 1 Việt Nam với 66 trung tâm thương mại, hiện diện tại 38 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Dự kiến trong năm 2019, Vincom Retail sẽ tiếp tục mở thêm 13 TTTM mới. Sự phát triển với tốc độ “vũ bão” của hệ thống bán lẻ này là minh chứng rõ nét nhất cho xu hướng mua sắm trực tiếp vẫn sống khỏe thời “trực tuyến” nếu đi đúng hướng.

Vincom chính là “điểm tựa” cho sự thăng hoa của các nhà bán lẻ Việt.

Quả thực, sau 15 năm kiên trì với mô hình “tất cả trong một” – không chỉ mang đến một điểm mua sắm mà còn là “điểm hẹn” vui chơi, giải trí, ẩm thực…, Vincom đã vượt qua các đối thủ ngoại để trở thành nhà cung cấp mặt bằng bán lẻ số 1 thị trường. Đại gia này cũng trở thành nhà cung cấp mặt bằng duy nhất tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế để đón các thương hiệu có yêu cầu cao như Zara, H&M… đổ bộ, góp phần mang lại sự sôi động cho thị trường.

Bên cạnh việc là lựa chọn hàng đầu của các thương hiệu ngoại, Vincom cũng là “điểm tựa” cho sự thăng hoa của các nhà bán lẻ Việt. Sau nhiều năm đồng hành cùng Vincom, được cộng hưởng từ mạng lưới, uy tín của chủ đầu tư nhiều nhà bán lẻ Việt đã bật lên cùng với sự phát triển doanh nghiệp này khắp các tỉnh thành. Rất nhiều địa phương như Hà Nam, Quảng Bình, Tây Ninh, Huế…đã sôi động hẳn lên khi có sự xuất hiện của Vincom – bởi họ không chỉ cung cấp sản phẩm mà là trải nghiệm mua sắm hiện đại và vui chơi, giải trí hấp dẫn.

“Không chỉ tiên phong mang đến không gian mua sắm hiện đại, sản phẩm chất lượng, dịch vụ đẳng cấp, kết nối người tiêu dùng với xu hướng hiện đại trên thế giới, Vincom Retail còn đánh dấu sự phát triển của thị trường thông qua việc kết nối giữa các nhà bán lẻ lớn để nâng tầm tiêu chuẩn bán lẻ nội địa” - bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt nhận định.

Rõ ràng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Vincom Retail đã củng cố vững chắc cho nhận định mua sắm trực tiếp vẫn “sống khoẻ” trong thời đại trực tuyến nếu biết cách ứng dụng công nghệ và liên tục đổi mới.

Theo Khánh Vy/Đô Thị Mới