Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), tính đến ngày 27/3, đã có 28 đơn vị đăng ký tham gia chương trình “Doanh nghiệp Hành động vì Người tiêu dùng 2017”.

Danh sách các Doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình  Hành động vì Người tiêu dùng 2017

1. Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

2. Công ty TNHH Thực phẩm Sun Resources.

3. Tổng Công ty Viễn thông Mobifone.

4. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

5. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

6. Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn.

7. Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH.

8. Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina Macca.

9. Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce.

10. Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina.

11. Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng.

12. Công ty TNHH Piaggio Việt Nam.

13. Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

14. Công ty Cổ phần Nhất Nam.

15. Công ty TNHH Paris Baguette Hà Nội.

16. Công ty Cổ phần TTTM Lotte Việt Nam.

17. Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế và Dịch vụ Đại siêu thị Big C Hải Phòng tại Ninh Bình.

18. Chi nhánh Hà Nội Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim.

19. Công ty TNHH Amway Việt Nam.

20. Công ty TNHH Nestle' Việt Nam.

21. Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa.

22. Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam.

23. Công ty Cổ phần Dược phẩm TIPHARCO.

24. Công ty TNHH Chế Biến Dừa Lương Quới.

25. Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ.

26. Công ty TNHH Xi măng Vĩnh Sơn.

27. Công ty TNHH Điện máy Hưng Yên.

28. Công ty Điện lực Thanh Hóa.

.... (sẽ tiếp tục cập nhật)

 


Trong danh sách này, ở nhóm ngành bảo hiểm có sự xuất hiện của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, Bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam nhóm ngành thực phẩm có Công ty TNHH Thực phẩm Sun Resources, Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH, Công ty TNHH Paris Baguette Hà Nội, ngoài ra còn có: Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ, Công ty TNHH Xi măng Vĩnh Sơn,... 

Cục Quản lý cạnh tranh cho biết sẽ tiếp tục cập nhật danh sách này và thông tin công khai để người tiêu dùng nắm được.

Quyền lợi của Người tiêu dùng Việt Nam:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hoá, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hoá, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.

Theo Vân Hà/Reatimes