Chính phủ vừa trình xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức. Theo Dự thảo, từ 1/1/2020 sẽ thực hiện ký kết hợp đồng xác định thời hạn nhằm bảo đảm cơ chế cạnh tranh, khắc phục tâm lý "viên chức suốt đời" trong đội ngũ viên chức.

Với phương án này, sẽ không thực hiện ký hợp đồng không xác định thời hạn đối với các trường hợp tuyển dụng mới, kể cả trường hợp hết thời hạn lần thứ 2 (theo quy định hiện hành là phải ký hợp đồng không xác định thời hạn).

Tuy nhiên, do vấn đề còn có ý kiến khác nhau, Chính phủ cũng trình một phương án khác xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là giữ như quy định hiện hành, viên chức được tuyển dụng mới thì sau khi ký kết hợp đồng xác định thời hạn (tối đa 2 lần) sẽ ký hợp đồng không xác định thời hạn để bảo đảm tâm lý ổn định, tránh cơ chế xin - cho khi đến hạn ký lại hợp đồng.

Theo dự thảo, sẽ dừng không ký hợp đồng không xác định thời hạn vơi người lao động từ 2020.

Theo dự thảo, sẽ dừng không ký hợp đồng không xác định thời hạn vơi người lao động từ 2020.

Thông tin Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức của Chính phủ đã nhận được sự quan tâm của nhiều cán bộ, người lao động trên phạm vi cả nước. Nhiều ý kiến cho rằng, việc khắc phục tâm lý “viên chức suốt đời” là cần thiết, song để người lao động ổn định, tránh việc xin xỏ, chạy chọt để được gia hạn hợp đồng cần một chính sách cụ thể hơn.

Là người công tác trong ngành giáo dục hơn 60 năm, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội khuyến học Việt Nam cảm thấy thấu hiểu nỗi vất vả của người lao động hiện nay ở một số nơi để được ký hợp đồng làm việc, sau đó khi hết hạn hợp đồng lại tìm cách “quà cáp” để được gia hạn hợp đồng.

GS.TS Phạm Tất Dong chia sẻ, nếu như làm một cách minh bạch, chặt chẽ, dựa trên năng lực, phẩm chất thì người lao động không bị ảnh hưởng vì chuyện hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn. Nhưng do hiện nay một số nơi phát sinh việc ký hợp đồng một cách không minh bạch, đến lúc ký hợp đồng nảy sinh tiêu cực, cho nên người lao động mất niềm tin và luôn mong có được cơ hội làm việc lâu dài, ổn định mà viên chức, công chức là “chắc suất”.

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội khuyến học Việt Nam. Ảnh: Q.A

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội khuyến học Việt Nam. Ảnh: Q.A

Ở các nước đều thực hiện việc ký hợp đồng, chỉ ký hợp đồng đối với những người có năng lực đáp ứng công việc. Ngay tại Việt Nam, thời gian qua Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đã đề xuất bỏ chế độ biên chế giáo viên, thay vào đó là ký hợp đồng có thời hạn, nhưng sau đó nhiều ý kiến không đồng thuận nên lại thôi. Hợp đồng thời hạn, theo tôi là phù hợp nhưng phải được thực hiện dựa trên cạnh tranh và đề cao năng lực, đóng góp” - GS. Dong nhận xét.

Nói thêm về tác động tâm lý nếu như áp dụng bỏ hợp đồng không xác định thời hạn ngay từ 1/1/2020, PGS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, điều này cũng gây ảnh hưởng tâm lý, người lao động mong có quy trình ký hợp đồng, đủ năng lực, nhận xét thì mới ký và gia hạn hợp đồng. Nhưng nếu “nhập nhèm” trong quy trình tuyển dụng, gia hạn hợp đồng lại sinh ra hành chính rắc rối, quan liêu. Cũng vẫn không loại trừ khả năng nhiều người sẽ “chạy” hợp đồng không xác định thời hạn trước khi luật mới được ban hành, bởi tiêu cực vẫn có thể xảy ra.

“Khi bỏ hợp đồng không xác định thời hạn, người lao động mới làm việc sẽ không tránh khỏi cảm thấy tâm lý tự ti, chán nản, thiếu sức phấn đấu bởi phía trên mình là rất nhiều người là viên chức, công chức “chắc suất”. Đã từng xảy ra câu chuyện hàng trăm giáo viên hợp đồng bỗng chốc bị nghỉ việc khi hết hạn hợp đồng, hoặc sau kỳ thi tuyển. Vì thế, chính sách mới cần trưng cầu dân ý, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động trước khi ban hành sẽ được tin tưởng, ủng hộ” - GS.TS Phạm Tất Dong đề xuất.

Theo Dự thảo, Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng áp dụng đối với trường hợp sau: a) Viên chức đã ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực; b) Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ Khoản 1 Điều 58 của Luật này; c) Viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Quang Anh

Theo Giadinh.net.vn