Grab ra mắt tại Việt Nam năm 2014, được mở rộng từ công ty mẹ Grab tại Singapore. Đầu tiên, Grab chỉ có một tính năng đơn giản là gọi xe ở khu vực gần nhất qua phần mềm trên điện thoại, sau đó được phát triển và bổ sung nhiều dịch vụ khác.

Đầu tiên, Grab cũng phải tranh đua giành thị phần với Uber cho đến khi Uber đồng ý sát nhập vào hãng đầu năm nay.

Ông Jerry Lim - Giám đốc Grab Việt Nam

Ông Jerry Lim - Giám đốc Grab Việt Nam

Ông Jerry Lim đã đến Việt Nam vào năm 2016 và anh cho rằng đó thực sự là thử thách cho cá nhân mình vì ở Singapore anh cảm thấy quá nhàn nhã. Thời gian ban đầu thực sự rất khó khăn nhưng ông cũng cảm thấy Việt Nam là một đất nước đang phát triển mạnh và làm việc ở đây thực sự là trải nghiệm tuyệt vời.

Dưới Đây là chia sẻ của ông Lim khi được giới truyền thông đặt câu hỏi về các đối thủ cạnh tranh mới nổi trong thị trường gọi xe công nghệ.

Khi đặt chân đến Việt Nam, ông gặp những khó khăn thách thức gì?

Thách thức đầu tiên là giấy phép và những quy định. Khi tôi đến Việt Nam thì Grab đã được cấp phép thí điểm. Nhưng vẫn có rất nhiều phản đối từ các hiệp hội taxi truyền thống vì họ cho rằng Grab đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. Sau cùng thì qua 2 năm, những xung đột đã có vẻ mềm đi hơn rất nhiều.

Thách thức thứ hai là việc tuyển dụng. Để chiêu mộ những tài năng công nghệ trong những ngày đầu tiên thực sự khó khăn.

Thách thức khó khăn nhất là làm thế nào để khách hàng tin tưởng về dịch vụ. Trong khi người dân Việt không phải hoàn toàn hiểu biết về công nghệ. Điều này Grab đã thành công khi bây giờ, một cụ già cũng có thể gọi Grab để đi một cách dễ dàng.

Grab có dự định gì khác ngoài dịch vụ gọi xe và gọi đồ ăn ở Việt Nam?

Có rất nhiều điều có thể phát triển ở Việt Nam và Grab đang thử nghiệm một số dịch vụ mới. Thậm chí ở đây, mỗi một thành phố lại phù hợp với một loại hình dịch vụ khác nhau. Chúng tôi sẽ thử nghiệm để xem những dịch vụ nào hợp với thị trường nào để phát triển.

Ví dụ như Grab Shuttle bắt đầu tại Singapore. Bây giờ chúng tôi đang làm việc với chính phủ Việt Nam để xem cách chúng tôi có thể tối ưu hóa các tuyến giao thông công cộng bằng xe buýt đưa đón.

Chúng tôi cũng đang xem xét các mô hình cho khách du lịch thuê xe hơi theo ngày để đảm bảo an toàn nhất cho du khách.

Trước khi sáp nhập, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Grab là Uber. Bây giờ xuất hiện nhiều đối thủ mới với những chiêu khuyến mãi giá "kịch sàn" thì Grab sẽ thế nào?

Chúng tôi luôn tập trung vào khách hàng và khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Nếu như bạn cung cấp dịch vụ tốt nhất, sản phẩm tốt nhất thì có rất ít lý do để họ chuyển sang một sản phẩm khác.

Nếu khách hàng chọn sản phẩm của đối thủ thì buộc chúng tôi càng phải đổi mới và hoàn thiện hơn.

Nhưng tôi nghĩ cái gì cũng phải lâu dài. Nếu chúng ta có thể giữ đúng lời hứa - chất lượng và tiêu chuẩn dịch vụ cung cấp cho khách hàng và giữ đúng giá trị dịch vụ, thì cuối cùng khách hàng vẫn sẽ trung thành với mình thôi.

Theo Mộc Trà/Reatimes.vn