Theo đó, mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập trong năm học 2016 - 2017 của các trường tại Hà Nội sẽ tăng từ 25% (đối với vùng miền núi) tới 33,3% (đối với vùng nông thôn và thành thị).

Cụ thể, mức thu học phí đối với chương trình giáo dục đại trà, cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập, năm học 2016 - 2017 gồm bậc học nhà trẻ, mẫu giáo, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên cấp THCS, giáo dục thường xuyên cấp THPT đối với khu vực thành thị tăng từ 60.000 đồng/tháng/học sinh lên 80.000 đồng/tháng/học sinh.

Khu vực nông thôn tăng từ 30.000 đồng/tháng/học sinh lên 40.000 đồng/tháng/học sinh.

Đối với khu vực miền núi, mức học phí này tăng từ 8.000 đồng/tháng/học sinh lên ngưỡng 10.000 đồng/tháng/học sinh.

Tăng học phí mầm non và Đại học kể từ 1/8/2016 

Cũng theo Nghị quyết đã được thông qua, mức học phí của Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông của Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trong các năm học tới.

Các trường ở khu vực thành thị sẽ có mức tăng học phí cao nhất, từ 37,5% (năm học 2017 - 2018) lên 41,9% (năm học 2019 - 2020).

Mức học phí vào năm học 2020 - 2021 sẽ là 300.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 275% so với năm học 2016 - 2017 này.

Mức học phí mới đã được thông qua

Ngoài ra, cũng điều chỉnh tăng học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà, giáo dục đại học, giáo dục nghệ nghiệp công lập.

22 cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập của TP Hà Nội hiện nay đều nằm trong diện phải đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên sẽ có mức học phí tăng dần qua các năm.

Có 6 trường có tỉ lệ tăng từ 100% - 258% học phí, 1 trường có tỉ lệ tăng 307%, 1 trường có tỉ lệ tăng 400%, 1 trường có tỉ lệ tăng lên tới 617% học phí.

Theo An Nhi (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam