“Hung thần” của ngành giải trí Hàn Quốc

Trong 12 năm gần đây – giai đoạn đỉnh cao của ngành công nghiệp Hàn Quốc… thì đã có ít nhất 30 nghệ sĩ tự tử vì chứng trầm cảm. Ước tính, có chừng 70% sao Hàn từng phải tìm đến các chuyên gia tâm lí để giải tỏa những căng thẳng trong công việc. Mỗi năm, lại có thêm thông tin về sự ra đi của những tên tuổi danh tiếng. Nhiều ngôi sao hạng A được tung hô bởi tài năng và nguồn năng lượng tích cực họ tỏa ra bên ngoài, thế nhưng, ít người biết rằng, họ đã và đang là nạn nhân của trầm cảm.

G-Dragon (Big Bang): chàng thủ lĩnh tài năng của nhóm nhạc đình đám châu Á, cái tên quen thuộc của làng thời trang, định hình phong cách gai góc nổi loạn… thế nhưng anh cũng từng trải qua thời gian trầm cảm kéo dài. Anh né tránh xã hội, kể cả gia đình, thường xuyên nhốt mình trong phòng.

Suzy (MissA): vẻ đẹp thánh thiện, ngọt ngào đã giúp "tình đầu quốc dân" phủ sóng khắp các mặt báo và là lựa chọn của nhiều nhà sản xuất phim. Thế nhưng, áp lực của đỉnh cao danh vọng khiến cô trầm cảm và khép mình. Có thời gian cô nghĩ rằng, thậm chí, mình không thể sống đến ngày mai.

Suho (EXO): khoảng thời gian sóng gió khi các thành viên Kris, Luhan và Tao lần lượt rời EXO, chàng trai ở vị trí trưởng nhóm là người luôn bị mang ra hứng chịu chỉ trích lẫn tò mò từ người hâm mộ và giới truyền thông. Anh đã là nạn nhân của trầm cảm suốt thời gian dài.

Daesung (Big Bang): giọng ca chính của Big Bang cũng từng phải tìm đến các biện pháp trị liệu tâm lí khi năm 2012, anh liên quan một vụ tai nạn xe hơi khiến 1 người tử vong. Áp lực từ dư luận khiến thời gian dài anh gần như không thể xuất hiện trên sân khấu.

4 ngôi sao nổi tiếng và là điển hình của những nạn nhân trầm cảm.

4 ngôi sao nổi tiếng và là điển hình của những nạn nhân trầm cảm.

Rất nhiều cái tên quen thuộc của làng giải trí, họ là những ngôi sao hạng A, có thời gian đứng trên bục đỉnh cao… nhưng sau ánh đèn sân khấu, họ cũng là nạn nhân của trầm cảm. Có người đủ may mắn lẫn mạnh mẽ để vượt qua bóng đêm. Nhưng cũng có những người thì không.

Điển hình như hôm qua 18/12, ngày tăm tối của fan kpop khi Jonghyun (SHINee) - một chàng ca sĩ tài năng, nói không với scandal lại trầm cảm đến mức phải tìm đến cách tự tử bằng than. "Em đã khổ sở đến tận bây giờ rồi. Hãy để em ra đi. Hãy nói rằng em đã vất vả rồi đi. Đây là lời chào cuối cùng" – tin nhắn tuyệt mệnh được chàng trai 27 tuổi gửi đến chị gái.

Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ việc. 

Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ việc. 

Jonghyun đã tự tử bằng cách đốt lò than.

Jonghyun đã tự tử bằng cách đốt lò than.

Áp lực công việc, áp lực cho việc trình diễn và sáng tác chính là con dao tước đi mạng sống của chàng ca sĩ trẻ. 

Áp lực công việc, áp lực cho việc trình diễn và sáng tác chính là con dao tước đi mạng sống của chàng ca sĩ trẻ. 

Vậy trầm cảm là gì, dấu hiệu nào để nhận biết và can thiệp kịp thời?

Trầm cảm ngày nay không chỉ gói gọn trong giới nghệ sĩ mà lan rộng ra ở bất kì đối tượng, giới tính, độ tuổi nào. Và một sự thật đau lòng rằng, tình trạng trầm cảm đang ngày càng trẻ hóa. Nó là chứng rối loạn tâm lí gây ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ, hành xử tạo nên những vấn đề về tinh thần lẫn thể chất . Nguyên nhân phổ biến là do cú sốc tinh thần, biến đổi cuộc sống, áp lực công việc, tình cảm…

Trầm cảm thường bị nhầm lẫn với stress bởi các dấu hiệu tương tự nhau:

- Dễ nổi nóng, cáu gắt.

- Hay có cảm giác lo âu, bất an...

- Mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều.

- Không còn hứng thú với mọi thứ.

- Chán ăn hoặc trở nên ăn uống vô độ.

- Nghĩ đến cái chết.

- Thích ở một mình, ngại giao tiếp.

- Luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản.

- Mất tập trung trong tất cả mọi thứ.

- Bất cứ điều gì xảy ra cũng cảm thấy bi quan, dồn hết mọi lỗi lầm cho bản thân mình...

Áp lực công việc, áp lực cho việc trình diễn và sáng tác chính là con dao tước đi mạng sống của chàng ca sĩ trẻ. 

Áp lực công việc, áp lực cho việc trình diễn và sáng tác chính là con dao tước đi mạng sống của chàng ca sĩ trẻ. 

Trầm cảm thật sự không thể xem thường, nếu may mắn được mọi người xung quanh động viên và kịp thời nhờ đến sự can thiệp của chuyên gia thì sẽ sớm được giải tỏa. Thế nhưng việc khép mình, không dám tâm tự hay tin tưởng ai cũng đồng nghĩa với việc các bệnh nhân tự khép đi cánh cửa hi vọng của bản thân mình.

Trầm cảm không chỉ là "hung thần" của làng giải trí Hàn Quốc mà còn là chứng bệnh phổ biến mà bất kì ai cũng có thể gặp phải.

4 biện pháp phòng ngừa trầm cảm:

Vận động thường xuyên: việc ít vận động khiến não bộ trở nên xơ cứng, dễ bị kích thích bởi những yếu tố bên ngoài gây nên cảm giác bất an cũng như stress. Đồng thời, việc cơ thể luyện tập thể thao thường xuyên cũng giúp gia tăng sản xuất endorfin - hormone tạo nên cảm giác hạnh phúc.

Du lịch: không biện pháp nào giúp cải thiện tinh thần, tiếp thêm năng lượng tốt hơn việc tạm dừng công việc áp lực và đặt chân đến vùng đất mới. Không nên đợi khi những dấu hiệu trầm cảm kéo đến, bạn cũng nên cùng bạn bè tổ chức những chuyến đi ngắn ngày để thư giãn.

Nhiệt độ lạnh: một phương pháp mới trong cách trị liệu tâm lí được nhiều nước áp dụng là cho bệnh nhân bước vào phòng kín có nhiệt độ cực thấp (từ âm 110 độ C đến âm 160 độ C) trong thời gian 2-3 phút. Nếu không có điều kiện thực hiện điều này việc tắm bằng nước lạnh dưới vòi hoa sen cũng là điều được khuyến khích.

Đi dạo: vào mùa thu và đông thường là thời điểm chứng trầm cảm trầm trọng hơn bởi thiếu hụt ánh sáng mặt trời. Việc tranh thủ buổi sáng mỗi ngày để dạo bộ và tận hưởng chút ánh sáng, gặp gỡ nhiều người... được các chuyên gia khuyến khích.

Theo Tuyết Mai/Reatimes