Hỏi:

Vợ tôi mới sinh cháu đầu tháng này. Hai vợ chồng tôi đều đăng ký thường trú ở Quảng Trị nhưng đã làm việc ở Hà Nội được 7 năm và đều đăng ký tạm trú ở Hà Nội. Do điều kiện nên hai vợ chồng tôi không thể đưa cháu về Quảng Trị để làm thủ tục khai sinh cho cháu. Tôi muốn hỏi, liệu tôi làm đăng ký khai sinh cho cháu tại nơi chúng tôi đăng ký tạm trú có được hay không?

1 (1)

Trả lời:

Về thẩm quyền đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.”

Định nghĩa về “nơi cư trú” theo quy định của pháp luật được quy định tại Điều 12 Luật Cư trú 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) như sau:

“1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Empty

Luật sự Hồ Thị Nhàn - Công ty Luật An Ninh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Như vậy, theo quy định trên thì nới cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Trường hợp hai vợ chồng bạn đã đăng ký tạm trú tại Hà Nội thì bạn có thể đăng ký khai sinh cho bé tại nơi mà bạn đăng ký tạm trú.

 
 

 

Hiện nay, thực hiện cải cách hành chính, thủ tục khai sinh cho cháu được thực hiện cùng với thủ tục đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

- Tờ khaiđăng kýkhai sinh theo mẫu quy định.

- Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằngvănbản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh.

Trường hợpđăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật.

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu quy định).

- Sổ hộ khẩu.

Trường hợp trẻ em có cha, mẹ nhưng không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ màđăng kýthường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của cha, mẹ, có xác nhận củaỦy bannhân dân cấp xã; ý kiến đồng ý của chủ hộ và Sổ hộ khẩu của chủ hộ.

- Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu quy định

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi bạn đăng ký tạm trú để làm thủ tục khai sinh, đăng ký thường trú và nhận thẻ bảo hiểm y tế cho cháu.

Theo Giadinhvietnam.com