Tuổi thọ của TV không phải là số năm sử dụng mà chiếc TV của bạn sẽ hỏng mà chính là độ sáng của TV sau toàn bộ thời gian hoạt động, so sánh với độ sáng của TV khi còn mới. Một khi độ sáng của chiếc TV xuống còn một nửa so với độ sáng gốc, chiếc TV đó được coi như đã hết tuổi thọ.

Nói cách khác, tuổi thọ của một TV chỉ thời gian hoạt động của TV cho tới khi màn hìnhTV đó trở nên quá mờ, không thể xem được nữa.

Hiện nay tuổi thọ của TV Led khác nhau tùy vào từng loại và thông số của các nhà sản xuất, nhưng tuổi thọ trung bình của TV LED hiện nay có thể ước tính vào khoảng 60,000 cho tới 100,000 giờ hoạt động. Dưới đây là 5 mẹo nhỏ giúp bạn tăng tuổi thọ của TV LED, giữ cho chiếc TV LED nhà bạn luôn sáng như mới.

1. Hãy nhớ tắt TV khi không có ai sử dụng 

Đây tưởng như là điều hiển nhiên nhưng lại có khá nhiều người để TV mở cả ngày chỉ để có âm thanh trong nhà. Trong khi họ đang bận làm công việc của họ, chiếc TV vẫn đang ngốn điện để làm sáng màn hình. 60,000 giờ xem nghe có thể là khá lâu, nhưng nếu một chiếc TV để bật liên tục như vậy 3 tiếng mỗi ngày, một năm bạn sẽ mất 1000 giờ tuổi thọ TV một cách vô ích.

Hãy nhớ tắt TV khi không có nhu cầu sử dụng thực sự.

Hãy nhớ tắt TV khi không có nhu cầu sử dụng thực sự.

Nhiều người để TV bật mà không có ai xem hơn 3 tiếng một ngày, như vậy chỉ tăng thời gian lãng phí. Tắt TV khi không thực sự có nhu cầu sử dụng là cách đơn giản nhất để tăng tuổi thọ của TV LED. Không chỉ tuổi thọ của TV sẽ cao hơn, hóa đơn tiền điện nhà bạn cũng sẽ thấp hơn.

Ngoài ra bạn nên chú ý nếu có thói quen xem TV sát giờ đi ngủ thì phải để chế độ hẹn giờ để tránh ngủ quên và bật TV suốt đêm. 

2. Điều chỉnh mức tương phản

Độ tương phản là sự khác nhau giữa các màu sáng nhất và các màu tối nhất. Độ tương phản càng cao, TV càng dùng nhiều điện. Các TV bày bán ở showroom thường được có độ tương phản là “Sống động” hay “Sặc sỡ”.

Tuy những cài đặt này hoạt động rất hiệu quả trong môi trường sáng và phô diễn hết toàn bộ khả năng của TV, bạn không nên dùng các cài đặt này tại nhà. Các cài đặt này sẽ làm đèn LED màn hình phải hoạt động vất vả hơn.

Thay vào đó, bạn nên dùng cài đặt mức tương phản tiêu chuẩn để TV tiêu hao ít năng lượng hơn hoặc mức tương phản phim ảnh để giữ hình ảnh có độ phân giải HD. Cả hai mức cài đặt này sử dụng ít năng lượng hơn mức “Sặc sỡ” hay “Sống động”.

3. Điều chỉnh độ sáng màn hình

Khi mua TV, người sử dụng nên điều chỉnh lại các thông số của TV theo nhu cầu của gia đình.

Khi mua TV, người sử dụng nên điều chỉnh lại các thông số của TV theo nhu cầu của gia đình.

Bạn không nên chỉnh độ sáng màn hình ở mức cao trừ khi nhà bạn lúc nào cũng được chiếc sáng như showroom bày bán TV. Nên nhớ rằng số giờ dùng để tính tuổi thọ của TV là dựa theo các cài đặt TV thông thường. Để TV ở mức độ sáng màn hình có thể dễ dàng cắt số tuổi thọ 60,000 giờ xuống còn 30,000 giờ, vì TV phải hoạt động gấp đôi.

Ngay khi bạn mua TV LED về, bạn nên chỉnh lại độ sáng màn hình. Các hãng sản xuất có các cài đặt độ sáng khác nhau. Mức độ sáng “Film” hay “Home” là mức độ sáng khá tốt đối với đa số TV để trong nhà.

Đối với các cài đặt dựa vào độ sáng của phòng thì bạn nên chọn cài đặt cho phòng tối hoặc phòng sáng vừa. Việc điều chỉnh này tuy nhỏ nhưng lại rất hiệu quả trong việc giữ TV LED của bạn có hình ảnh đẹp trong nhiều năm.

4. Sử dụng bộ ổn áp

TV không phải là thiết bị duy nhất dùng điện trong nhà bạn. Mỗi lần điều hòa nhiệt độ được bật, hay lò vi sóng hoạt động thì sẽ xảy ra hiện tượng điện áp sẽ tụt tạm thời và hiện tượng này sẽ ảnh hưởng tới TV của bạn.

Thực tế là nhiều TV không đạt tới tuổi thọ cao không phải là do công nghệ hiển thị mà do TV bị hỏng bởi điện áp tăng hay giảm đột ngột.

Lắp đặt một bộ ổn áp sẽ giúp bảo vệ TV của bạn khỏi hiện tượng giảm áp do nhiều thiết bị hoạt động cùng lúc và tăng áp đột ngột do sét đánh. Máy ổn áp sẽ giúp TV của bạn hoạt động hiệu quả và an toàn cùng với các thiết bị điện khác trong nhà.

5. Chọn đặt TV ở nơi thoáng mát

Nếu TV có bộ làm mát ở sau lưng thì nên để TV cách tường 10cm.

Nếu TV có bộ làm mát ở sau lưng thì nên để TV cách tường 10cm.

TV LED sử dụng khá nhiều năng lượng, một phần năng lượng đó sẽ thành nhiệt và lượng nhiệt đó sẽ được làm mát bằng bộ thông khí. Tuy nhiên, có khá nhiều người lắp đặt TV tại những nơi không có khoảng không để TV “thở”. Việc này có ảnh hưởng lớn tới bộ thông khí làm mát bên trong máy, làm TV bị nóng.

TV LED không hoạt động được lâu dài trong điều kiện nóng, các phần tử bên trong sẽ bị ảnh hưởng và hỏng nhanh. Khi lắp đặt TV, hãy đảm bảo rằng TV của bạn có khoảng không ít nhất là 10cm cho bộ làm mát.

Nếu TV của bạn là loại màn hình phẳng và khe thông khí làm mát ở lưng máy thì tốt nhất không nên lắp TV dựa vào tường mà nên để TV trên bàn hay kệ TV để lưng máy cách tường ít nhất 10cm.

 

Trang Bùi (tổng hợp)/ Theo Ngay Nay Online