Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

  • Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng.
  • Thực phẩm có chứa độc chất phụ gia thêm như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị…
  • Thực phẩm tự nó có chứa độc chất tự nhiên hoặc do bị nhiễm các độc chất do ô nhiễm môi trường.

Như vậy, khi nói đến ngộ độc thực phẩm ta phải đi chẩn đoán bao gồm cả 3 nguyên nhân trên, và phải tìm xem độc chất là gì. Khi nói đến nhiễm trùng thực phẩm, chỉ là một phần trong ngộ độc thực phẩm.

Chất độc có trong thịt, cá ươn thối, người ta gọi là chất putrescine và cadaverinem, là chất chính gây ra ngộ độc thức ăn do vi khuẩn gây ra. Không phải vi khuẩn nhiễm vào thức ăn gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, ói, mà do vi khuẩn biến đổi từ thực phẩm.

Cá, thịt có cấu tạo bởi những acid amin, R (COOH) (NH2), và gốc R- thay đổi khác nhau cho ra nhiều loại acid amin khác nhau. Chính vi khuẩn đã biến đổi những acid amin thành amin. Các amin này là độc chất đã gây ra tình trạng ngộ độc. Do đó, đôi khi ta nấu chín thức ăn kỹ không có nghĩa là đã giết chết vi khuẩn, mà những chất độc vẫn còn vì không bị hủy bởi nhiệt độ.

Khi ta đem các mẫu thịt cá này đem làm xét nghiệm tìm vi khuẩn thì kết quả âm tính, nhưng vẫn có triệu chứng ngộ độc xảy ra như dau bụng, tiêu chảy, ói. Mỗi loại amin sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Do đó, khi ăn cá thịt ươn khác nhau sẽ bị các triệu chứng khác nhau ngoài các triệu chứng thông thường đau bụng, tiêu chảy, nôn ói.

Những bí quyết phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho gia đình.

Như vậy, bên cạnh 2 chất độc chính phổ thông là putrescine, cadaverine của cá thịt ươn thối, còn có nhiều loại amin độc khác nhau và có mùi cũng khác nhau tùy loại cá thịt. Tóm lại, khi ăn protide bị nhiễm trùng thì có 2 yếu tố gây bệnh:

  • Vi khuẩn.
  • Đổi chất do vi khuẩn biến đổi protide tạo ra..

10 bí quyết tránh ngộ độc thực phẩm:

1. Điều chỉnh lại nhiệt độ tủ lạnh

Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ tủ lạnh luôn ở mức dưới 5 độ C và khu vực đông đá luôn ở mức từ -15 độ C đến -18 độ C. Bạn cũng nên bảo đảm khu vực này luôn ở trong tình trạng được vệ sinh tốt. Nếu chưa muốn nấu ăn, hãy để món salad và các loại thịt trong ngăn mát hoặc ở những nơi dưới 5 độ C.

2. Nấu ăn nhanh

Nếu phải đông lạnh thực phẩm, hãy chế biến thức ăn càng sớm càng tốt ngay khi rã đông để tránh vi khuẩn phát triển.

3. Luôn làm nóng thực phẩm

Nếu bạn không để thực phẩm vào tủ lạnh ngay sau đó, hãy hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ 60oC hoặc hơn với món có thể làm nóng.

4. Đừng để thức ăn nguội lạnh

Đừng để thức ăn ở ngoài quá lâu rồi mới cho vào tủ lạnh. Hãy nhớ luôn hâm nóng thức ăn để chúng không hỏng, sinh mốc quá nhanh. Sau đó bạn cũng có thể chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ để chúng mau nguội nhanh hơn khi được đặt trong tủ lạnh.

5. Không để các loại thịt và hải sản sống đông lạnh lẫn lộn với các đồ dùng đã chế biến sẵn

Vi khuẩn từ các loại thịt sống sẽ lây lan sang các thực phẩm đã được nấu chín gây ra ngộ độc thực phẩm. Hãy tách riêng các loại thực phẩm chưa chế biến và đã chế biến trong những ngăn khác nhau. Tuyệt đối không để nước chảy ra từ thực phẩm sống dính vào thực phẩm khác.

Bạn cũng nên sử dụng thớt khác nhau (hoặc ít nhất phải rửa sạch nếu dùng chung) cho những thực phẩm còn sống hoặc đã chín. Cuối cùng, hãy nhớ luôn rửa tay thật kỹ mỗi khi chế biến đồ sống.

6. Rã đông thực phẩm hoàn toàn

Trừ khi bạn dùng các loại thực phẩm có thể nấu chín mà không cần rã đông, nếu không, bạn phải luôn rã đông thực phẩm hoàn toàn trước khi nấu.

Những bí quyết tránh ngộ độc thực phẩm

Những bí quyết tránh ngộ độc thực phẩm.

7. Không cho quá nhiều đồ vào tủ lạnh

Bạn cần đảm bảo có không khí lưu thông bên trong tủ lạnh để quá trình làm mát được hiệu quả. Bạn có thể để nước ở các ngăn đá và dành các không gian làm mát cho các loại thực phẩm thông thường.

8. Bảo quản thức ăn thừa cẩn thận

Hãy nhớ bạn chỉ nên cất trữ đồ ăn thừa trong tủ lạnh từ 3 - 5 ngày. Nếu bạn chưa có ý định dùng chúng ngay, hãy đông lạnh chúng.

9. Nói không với các thực phẩm có vấn đề

Bạn không nên dùng các loại thực phẩm để ngoài tủ lạnh hơn 4 giờ, đặc biệt là các loại gia cầm, thịt, hải sản, cơm và mì ống đã chế biến sẵn.

10. Không chạm trực tiếp với thức ăn khi đang bệnh

Nếu bị tiêu chảy, nôn mửa, đau họng có kèm theo sốt, sốt, vàng da, hoặc bị các bệnh viêm da, bạn nên hạn chế xử lý trực tiếp thực phẩm và tốt nhất hãy đến bác sĩ nếu vẫn còn gặp các tình trạng sức khỏe trên.

Chỉ với 10 bí quyết đơn giản trên các bạn đã có thể an tâm tận hưởng những buổi ăn uống an toàn cùng gia đình và bạn bè mà không lo “sát thủ” ngộ độc thực phẩm gõ cửa nhà các bạn.

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam