Những kiểu đi bộ gây tổn thương cơ xương

Sau đây là những sai lầm phổ biến trong đi bộ, mặc dù bên ngoài trông hoàn toàn khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung là gây mất cân bằng lực. Chủ yếu nên dùng sức của cơ bụng, ít dùng sức có lưng và mông. Chỉ có dùng phân bố lực hợp lý mới đảm bảo sức khỏe tốt.

1. Đi bộ lưng gù

Ngày nay rất nhiều người đi bộ cúi người về phía trước

Ngày nay rất nhiều người đi bộ cúi người về phía trước

Những người này không chỉ cúi lưng, mà vai và cổ còn kéo dài về phía trước. Ngày nay, người ta thường sử dụng máy tính, hầu hết thời gian cúi về phía trước, lâu dần cơ bắp trở nên cứng.

Hình dạng chữ S của cột sống bị thay đổi nhằm hỗ trợ sức nặng của đầu, cổ. Do vậy, lưng sẽ chịu rất nhiều áp lực dễ dẫn đến đau lưng, đau cơ đùi, đau vai.

2. Đi bộ chống eo

Rất nhiều phụ nưc mắc phải chứng đi bộ chống eo

Rất nhiều phụ nưc mắc phải chứng đi bộ chống eo

Lúc mới nhìn, có vẻ như lưng thật sự thẳng nhưng quan sát kỹ mới thấy phần eo của họ hướng về phía sau. Đây là do phân bố lực không cân bằng giữa cơ bụng và cơ lưng, thường ở phụ nữ mà có cơ bụng yếu. Nếu đi theo tư thế này, sẽ khiến cho vòng eo nặng nề, mệt mỏi.

3. Đi bộ vòng kiềng

Nam có cơ bắp chân rất to khỏe và nữ giới có vùng chậu lỏng lẻo rất hay đi bộ kiểu này

Nam có cơ bắp chân rất to khỏe và nữ giới có vùng chậu lỏng lẻo rất hay đi bộ kiểu này

Đi bộ chân uốn cong ra phía ngoài, thường gặp ở người nam có cơ bắp chân rất to khỏe và nữ giới có vùng chậu lỏng lẻo. Đi bộ kiểu này thường liên quan đến lệch lạc xương, kéo dài lâu ngày dẫn đến đau đầu gối và đau hông. Những người có kiểu đi này nên cố gắng hướng đầu ngón chân về phía trước khi đi bộ.

4. Đi bộ cong gối

Người lớn tuổi và người có cơ bắp yếu hay đi bộ kiểu cong gối

Người lớn tuổi và người có cơ bắp yếu hay đi bộ kiểu cong gối

Phổ biến ở người lớn tuổi, chủ yếu do cơ bắp toàn thân yếu, không chống đỡ được sức nặng của toàn cơ thể. Từ đó khiến đầu gối cong, phải dựa vào cơ bắp đùi trước bên để chống đỡ. Từ đó khiến cơ bụng và cơ thắt lưng càng thêm suy nhược, hệ thống nâng đỡ luẩn quẩn cự sự lão hóa, càng ngày càng yếu hơn.

5. Đi bộ nghiêng sang trái hoặc phải

Mọi người đều có thói quen thường dùng một bên tay, chân hơn, thường là bên phải khiến cơ thể phát triển không cân đối, xương chậu bắt buộc phải nghiêng một bên để giữ cân bằng. Xương cốt toàn thân bị ảnh hưởng, đi bộ nghiêng thời gian dài gây đau mắt cá chân và đầu gồi. Những người như này cũng cần chú ý thay đổi thói quen sử dụng đều hai bên thân thể.

Hướng dẫn đi bộ đúng cách

Đi bộ là một bài tập thể dục tuyệt vời. Nhưng không phải ai cũng biết cách đi bộ đúng cách

Đi bộ là một bài tập thể dục tuyệt vời. Nhưng không phải ai cũng biết cách đi bộ đúng cách

Phần trên cơ thể phải thẳng

Cằm đưa ra trước, ngẩng cao đầu, hai vai duỗi về phía sau. Như vậy cột sống duỗi thẳng, khi thở nhẹ, bụng hơi có phập phồng. Khi đi tư thế này, bạn sẽ cảm thấy như chỉ dùng ngực và eo để đi, ngực và thắt lưng hơi nhô ra phía trước.

Tầm mắt thẳng về trước

Nhìn thẳng về phía trước giúp hệ thống hô hấp hoạt động hiệu quả.

Duỗi thẳng gối

Đầu gối không cứng nhắc mà duỗi thẳng, bước chân sải rộng sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn.

Gót chân chạm đất trước

Nên để trọng tâm của thân thể đặt vào gót chân theo đúng trục truyền lực, tránh tạo áp lực lên các phần khác. Tiếp sau khi đó thì chuyển tiếp dần dần đến các mũi chân chạm đất.

Bước chân hướng về phía trước

Thân trên duỗi, đầu gối thẳng, bước đi tự nhiên về phía trước, chân sau phải duỗi thẳng. Bước chân đi để lại dấu chân phải là đường thẳng, không hướng bàn chân sang bên.

Lắc lư cánh tay

Đánh tay cũng rất quan trọng, nó giúp duy trì sự cân bằng lực khi đi bộ.

Theo An Nhiên / Reatimes