Những lợi ích của việc ăn tôm

Không ăn thực phẩm giàu vitamin C khi ăn tôm.

Không ăn thực phẩm giàu vitamin C khi ăn tôm.

 

Tôm là thực phẩm vô cùng phổ biến trong bữa ăn hang ngày của chúng ta. Tôm rất tốt cho sức khỏe vì nó chứa rất nhiều khoáng chất và dinh dưỡng.

Vì tôm chứa rất ít calo và không có carbohydrate, nên những người đang có kế hoạch để giảm cân có thể ăn tôm.

Tôm rất giàu đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể... Ăn tôm thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và củng cố hệ xương khớp...

Tôm cũng ngăn ngừa rụng tóc vì nó giàu giàu khoáng chất. Chúng ta đều biết rằng thiếu hụt kẽm có thể gây rụng tóc cho nên ăn tôm để bổ sung chất kẽm. 

Nhiều nguồn tin nói rằng tôm có thể ngăn ngừa chuột rút kinh nguyệt ở phụ nữ. Ngoài ra, nó là một thực phẩm thúc đẩy lưu lượng máu tới vùng kín. 

Selen và carotenoid có trong tôm cũng có thể ngăn ngừa một số loại ung thư. 

Các khoáng chất như canxi, magiê và phốt pho có trong tôm ngăn chặn sự thoái hóa của xương, ngăn ngừa bệnh loãng xương. 

Tôm rất giàu chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của bạn. Cho nên ăn tôm rất tốt cho da của bạn. 

Ăn tôm tốt cho đôi mắt của bạn. Nó ngăn ngừa mỏi mắt, đặc biệt là nếu bạn phải làm việc nhiều với máy tính.

Tôm được sử dụng trong liệu pháp nhất định để điều trị cục máu đông. Ngoài ra, vì nó có chứa axit béo omega 3 làm giảm lượng cholesterol nên tôm rất tốt cho sức khỏe tim mạch. 

Những sai lầm khi ăn tôm cần tuyệt đối tránh

Tuy nhiên, không phải cứ ăn tôm là tốt. Nhiều trường hợp sai lầm khi ăn tôm đã vô tình gây hại cho sức khỏe, thậm chí có trường hợp đã tử vong do ăn tôm sai cách. Dưới đây là những điều tối kỵ khi ăn tôm bạn cần tránh:

1. Không ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C

Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng. Cụ thể, một trường hợp ở Đài Loan chết đột ngột do ăn tôm cả vỏ và uống vitamin C cùng lúc. Tuy nhiên đây là trường hợp hy hữu.

Tốt nhất đối với trẻ nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin C khoảng sau 4 giờ.

2. Không ăn tôm khi bị ho

Ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.

Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.

Người bị đau mắt đỏ tuyệt đối nên kiêng tôm. Ảnh minh họa

3. Ăn mắt tôm không bổ mắt

Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho mắt. Ngoài ra nhiều người còn ví 2 mắt tôm có tác dụng như 2 viên viagra cho đàn ông.

Nhưng trên thực tế thì quan niệm này vẫn chưa được một nghiên cứu hay tổ chức y tế, dinh dưỡng nào chứng nhận.

Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.

4. Vỏ tôm không giàu canxi

Rất nhiều cố gắng ăn phần vỏ tôm cứng vì nghĩ rằng chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, thực tế thì phần thịt, càng và chân của tôm mới là bộ phận chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm cứng, ăn vào cũng không tiêu hóa được mà sẽ được đào thải ra ngoài.

5. Phụ nữ sau sinh không kiêng tôm

Nhiều quan niệm cho rằng, sản phụ sau khi sinh nên ăn tôm để co dạ con tốt hơn. Quan niệm khác lại cho rằng sản phụ sau không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.

Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà phụ thuộc vào cơ địa của bạn.

Lời khuyên của chuyên gia là tôm rất giàu dưỡng chất nên người mẹ ăn tôm sẽ cung cấp dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ. Vì vậy, sản phụ sau sinh có thể ăn lượng tôm vừa phải và lưu ý phải chế biến kỹ.

Theo Thúy Hà / Gia Đình Việt Nam