Ngành sư phạm sẽ có điểm sàn riêng

Những năm gần đây, nguồn nhân lực từ các trường cao đẳng, đại học ngành sư phạm không đồng đều dẫn tới tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa giáo viên khi ra trường.

Năm 2018, ngành sư phạm sẽ có điểm sàn riêng.

Năm 2018, ngành sư phạm sẽ có điểm sàn riêng.

Do vậy, để nâng cao chất lượng đầu vào và để phân bố việc làm đồng đều, Bộ GD&ĐT sẽ quy định điểm sàn riêng đối với các trường sư phạm từ năm 2018.

Đồng thời, nhiều chính sách đãi ngộ cũng sẽ được thực hiện đối với đội ngũ nhà giáo và những người học ngành sư phạm để tạo động lực và thu hút nhân tài hơn cho ngành này.

Tiếp tục cho phép tuyển sinh đầu cấp lớp 6

Năm học vừa qua, Bộ GD&ĐT đã áp dụng phương án chung cho cấp lớp 6 là xét tuyển. Tuy vậy, nhiều trường lại rơi vào thế bí khi rất nhiều hồ sơ đẹp toàn diện mà chỉ tiêu tuyển sinh lại rất ít.

Các trường sẽ tiếp tục được phép tổ chức thi tuyển lớp 6.

Các trường sẽ tiếp tục được phép tổ chức thi tuyển lớp 6.

Từ năm học 2018 – 2019, theo Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh, các trường sẽ được phép thi tuyển, dựa vào học bạ và kết quả học tập các năm của học sinh.

Các trường có thể tổ chức những bài kiểm tra đánh giá năng lực bằng tiếng anh và tự luận để việc xét tuyển dễ dàng hơn, tránh tình trạng đau đầu khi phải chọn lựa quá nhiều hồ sơ giống nhau.

Quy định mới này được nhận định sẽ tạo điều kiện cho các trường tuyển sinh chất lượng và công bằng hơn.

Chốt phương án thi THPT quốc gia

Bộ GD&ĐT đã chốt phương án thi THPT quốc gia năm 2018. Theo đó, lộ trình tổ chức tuyển sinh vẫn giữ ổn định như năm 2017 nhưng cũng có một số đổi mới là cho phép học sinh thi trên máy thay vì làm bài thi trên giấy.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 sẽ gồm 5 môn thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Trong đó, 3 bài thi là bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội.

Với bài thi ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng là Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật.

Đối với hệ giáo dục thường xuyên sẽ phải trải qua 2 bài thi bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn và một bài thi tự chọn là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí).

Thay đổi nhóm đối tượng ưu tiên

Công tác tuyển sinh vẫn được thực hiện như năm 2017. Tuy nhiên, điểm mới là Bộ GD&ĐT sẽ rà soát lại hệ thống các trường sư phạm để ra chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp.

Bộ cũng tiến hành quy định lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh điểm ưu tiên tuyển sinh, nhằm mang lại sự công bằng nhất cho các em.

Cũng trong năm tới, theo Nghị quyết 29-NQ/TW, Bộ GD&ĐT sẽ đổi mới phương thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Theo Mộc Anh/Reatimes.vn