Nợ xấu khi cho vay thế chấp

Nhiều khoản vay thế chấp có thể gây ra nợ xấu cho việc vay tiêu dùng. Chẳng hạn như trong khi việc vay sửa chữa nhà ở hoặc cho vay mua sắm xe được coi là kiểu vay có số vốn cao nhất (vài trăm triệu/món vay). Hai loại khoản vay tiêu dùng này phần lớn thế chấp bằng chính căn nhà hoặc chiếc xe đang sử dụng nên giá trị nếu hư hao có thể gây ra nợ xấu cho tổ chức tín dụng.

Để chứng minh về mức độ rủi ro cao của các khoản vay tiêu dùng thế chấp, một lãnh đạo ngân hàng đưa ra dẫn chứng: “Những khoản vay mua sắm xe máy, bên vay chỉ cầm có mỗi giấy tờ đăng ký xe, trong khi khoản vay thì 6-7 triệu đồng người vay có thể bỏ xe máy đã qua sử dụng lại cho bên cấp tín dụng”. Đây được coi là một dạng “nợ xấu” của các công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính cá nhân thông qua việc cho vay tiêu dùng.

Một loại khoản vay trong tín dụng tiêu dùng có nguy cơ nợ xấu cao nữa là cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng, chủ yếu ở ngân hàng nước ngoài, với tài sản đảm bảo cho khoản vay là khoản lương của chủ nợ. Thế nhưng khoản vay này cũng đã phát sinh chây ỳ nợ trong mua sắm qua thẻ, Vietcombank TP.Hồ Chí Minh đã phải gửi văn bản đến một cơ quan của trung ương đang sử dụng một người lao động có khoản vay tiêu dùng qua thẻ khó đòi.

Được biết, việc cho vay tiêu dùng hiện nay có sự tham gia của ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính cá nhân. Đối với tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng thì không đáng lo bởi tiếp cận những khoản vay này hiện không dễ, nhưng đối với các công ty tài chính chỉ cho vay bằng tín chấp thì tình trạng người vay “bỏ của chạy lấy người” đã diễn ra khá nhiều trên thị trường. Chưa kể các công ty tài chính hiện nay chỉ được huy động vốn 12 tháng trở lên, nên giá vốn rất cao dẫn đến cho vay cao, thêm nữa những khoản vay nhỏ lẻ các công ty tài chính thường áp lãi vay cao để bù đắp những rủi ro có thể xảy ra cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tiêu dùng.

Rủi ro khi cho vay tín chấp

Trong bất kỳ kiểu vay nào, rủi ro lớn nhất vẫn luôn là thanh toán nợ. Với việc vay tín chấp, rủi ro tín dụng chính là việc khách hàng không trả đúng hẹn và đúng số tiền vay. Mà nguyên nhân của việc chậm trễ hoặc không trả đủ này được xuất phát từ nhiều yếu tố.

Trong quy định của ngân hàng, một khoản vay tín chấp chỉ được gọi là hoàn thành khi khách hàng tiến hành trả đến khi hết cả nợ gốc lẫn lãi. Trả góp hằng tháng nếu chậm vài ngày có thể được “tha bổng” ở các ngân hàng dễ tính, bởi nhiều khi khách hàng không tránh được việc quên, hoặc có việc đột xuất không đi nộp tiền được.

Nhưng khi khách hàng để chậm trễ quá lâu (trên 15 ngày), khách hàng có thể bị cảnh báo nợ xấu. Khi đó rủi ro tín dụng đã lớn dần. Cấp độ cao hơn, đó là khi khách hàng cố ý không trả nợ, trả nợ nửa chừng, không tất toán xong hợp đồng vay. ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi tiền bằng các nghiệp vụ riêng. Nếu không giải quyết được, khi đó bên cho vay sẽ làm hồ sơ khiếu kiện người vay ra tòa án. Kéo theo khách hàng sẽ bị phiền toái rất nhiều vì dính vào luật pháp.

Cũng phải kể thêm các trường hợp rủi ro khác như khách hàng bị mất tích, tử vong, tai nạn,… Những trường hợp này là rủi ro không mong muốn từ cả hai phía. Vì vậy loại rủi ro này thường được các ngân hàng giảm thiểu bằng việc khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm khoản vay.

Duy Phan tổng hợp/Ngày nay Online