Ngày 25/4, các Chuyên gia tham dự Hội thảo Quản lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về mối liên hệ giữa chất cấm trong chăn nuôi và bệnh ung thư. Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn - Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, mỗi năm Việt Nam có khoảng 126.000 ca mới mắc bệnh ung thư, xu thế mắc bệnh ung thư gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn hầu hết ở các nước trên thế giới.

Theo vị chuyên gia này, nguyên nhân gây ra ung thư gồm 2 nhóm chính: 1 là do các yếu tố bên ngoài chiếm hơn 80% và 2 là nhóm bên trong như di truyền, nội tiết… Yếu tố 1 chỉ tính riêng thuốc lá đã chiếm trên 30% nguyên nhân gây bệnh ung thư ở người như ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tử cung…

Việc dùng các thực phẩm có chứa hoặc sinh ra trong quá trình bảo quản hoặc sản xuất thực phẩm có thể gây mất an toàn sức khoẻ, ví dụ như ăn phải gạo mốc có chứa chất độc gây ung thư, dưa muối quá khú gây ra nhiều chất độc hại… Việc tiếp xúc với các chất như tia X, thuốc trừ sâu, thuốc diêt cỏ…. cũng có thể gây ung thư.

Riêng đối với chất Sabultamol có gây ung thư hay không? PGS Thuấn cho biết, hiện chưa có nghiên cứu hay báo cáo nào, cũng như danh sách các chất gây ung thư được công bố không có Sabultamol.

Chất vàng ô đã được nghiên cứu gây ung thư ở chuột.

Chất vàng ô đã được nghiên cứu gây ung thư ở chuột.

Theo PGS Thuấn, đây là thuốc thiết yếu nằm trong danh mục của Tổ chức y tế thế giới, sử dụng cho người khi cần thiết, hoàn toàn an toàn và không gây hại mà cụ thể là sử dụng cho bệnh nhân bị hen phế quản và phổi tắc nghẽn mãn tính có thể tiếp tục dùng mà không cần dừng lại.

Cũng liên quan đến vấn đề mối liên hệ giữa chất cấm trong chăn nuôi và sức khỏe con người PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo - Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, các chất tồn dư lại trong sản phẩm gây ra tác hại lớn cho người sử dụng.

Theo đó tác hại của các loại chất cấm này khiến người sử dụng rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, nguy cơ xảy thai. Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm có chất cấm ngộ độc mãn tính, nhiễm độc gan.

Riêng đối với chất auramine (vàng ô) thường xảy ra với người tiếp xúc trực tiếp với chất vàng ô. Trên da, chất này gây dị ứng, ngứa. Còn đối với đường đường hô hấp thì gây kích ứng dữ dội đường hô hấp sẽ gây sặc, lên cơn viêm phế quản, viêm phổi.

Trên hệ tiêu hóa, chất này gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, trụy tim mạch. Đặc biệt, nghiên cứu trên động vật cho thấy vàng ô gây ung thư cho chuột cống và chuột nhắt. Ngoài ra, bà Hảo cũng đưa các phân biệt thực phẩm sạch và bẩn. Thịt lợn sạch có lớp mỡ dày, mùa hồng tươi, săn chắc. Còn thịt lợn siêu nạc chứa hóa chất B2- agonnist có màu đỏ rực nhưng rửa xong chuyển màu nhợt nhạt.

Theo Minh Hoàng / Gia đình Việt Nam