Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của DN bao gồm:

Đối với doanh nghiệp đang trong giai đoạn lỗ kế hoạch: có số lỗ phát sinh năm báo cáo lớn hơn 30% so với mức lỗ kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với doanh nghiệp sau giai đoạn lỗ kế hoạch:

+ Có số lỗ phát sinh trong năm báo cáo từ 30% vốn đầu tư của chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn đầu tư của chủ sở hữu.

+ Có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có).

+ Có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5.

Ngoài ra, các dấu hiệu khác cơ quan đại diện chủ sở hữu cần kết hợp xem xét khi xác định dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

Đối với doanh nghiệp đang trong giai đoạn lỗ kế hoạch: có số lỗ thực tế lớn hơn số lỗ kế hoạch trong 2 năm liền.

Đối với doanh nghiệp sau giai đoạn lỗ kế hoạch:

+ Lỗ hai năm liên tiếp trở lên.

+ Doanh thu thuần hoặc lợi nhuận gộp giảm liên tiếp 2 năm trở lên.

+ Có hệ số tín nhiệm thấp theo xếp hạng của các tổ thức xếp hạng tín dụng.

+ Không tiến hành báo cáo tài chính, hoặc có ý kiến không chấp nhận.

+ Ý kiến từ chối trong Báo cáo kiểm toán, hoặc có ý kiến ngoại trừ trong Báo cáo kiểm toán trong 2 năm liền về cùng một vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1-12-2015 và áp dụng cho năm tài chính 2016 trở đi. Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Theo Duy Phan/Gia đình Việt Nam