Con tôi do đánh bạc nên nợ tiền người ta. Không có tiền trả, nó đã giấu tôi rao bán mảnh đất của gia đình. Đã có người đến đặt cọc mua đất và nó đã cầm số tiền đặt cọc, hơn nữa đã ký vào giấy đặt cọc. Xin hỏi, đất là của cha ông tôi để lại mang tên tôi, nó giấu tôi đi bán, nhưng người đặt cọc kia cứ khăng khăng muốn tôi giao đất cho họ. Con tôi giấu gia đình bán đất thì hợp đồng đặt cọc có giá trị pháp lý không? liệu tôi có cách nào để không phải giao đất cho họ không? Trong khi sự việc này gia đình tôi không ai biết gì.

Độc giả Nguyễn Văn Bảo (Hà Nội)

 Tự ý bán đất, hợp đồng đặt cọc có giá trị pháp lý không?

Ảnh minh họa

Dựa trên căn cứ bạn đã nêu, chúng tôi tư vấn những quy định của pháp luật như sau:

Trong trường hợp của gia đình do người con trai đã giấu gia đình bán đất, nhưng đất là của cha ông để lại cho bác Bảo, nghĩa là đất thuộc quyền sở hữu của bác Bảo nên về mặt pháp lý người con trai không có quyền bán đất. Theo điều 188 Luật Đất đai 2013: Điều kiện thực hiện việc chuyển nhượng mua bán đất phải do chủ sở hữu và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nên về pháp lý, hợp đồng do người con trai của bác kí mua bán đất đều vô hiệu.

Thứ hai, về hợp đồng đặt cọc giữa con trai bác với người có ý định mua đất. Hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng mua đất. Trong khi đất thuộc quyền sở hữu của bác nên hợp đồng đặt cọc vô hiệu. Vì vậy. gia đình có thể bớt lo lắng khi hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Theo congly.vn