Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Đây là chất giúp ngăn cách các dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập cũng như phát triển chức năng thị lực của con. Hơn nữa, chất béo còn cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thu vitamin.

Ảnh: Internet.

Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không ý thức được việc bổ sung chất béo đúng cách khiến não bộ bị ảnh hưởng. Bởi trong hai năm đầu đời bộ não của bé phát triển rất nhanh, rất cần chất béo đầy đủ không thiếu cũng không thừa.

Bé 6 tháng tuổi

Nhiều người, nhất là phụ nữ mới sinh con thường rất ngại ăn đồ ăn có chứa chất béo. Trong 6 tháng đầu đời, bé nhận được tất cả các chất béo cơ thể cần từ sữa mẹ. mẹ ăn gì thì sữa có chất đó.

Nhưng chính vì sự kiêng cữ chất béo mà nhiều em bé bị thiếu vitamin K do chất béo đóng vai trò chuyển hóa vitamin này từ thức ăn cho cơ thể.

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Ảnh: Internet.

Ảnh: Internet.

Sau 6 tháng, khi trẻ ăn dặm cần sử dụng phối hợp cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật trong bữa ăn cho trẻ. Theo nhiều chuyên gia về dinh dưỡng, tỷ lệ cân đối giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%.

Trẻ dưới 1 tuổi

Với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40%. Khi trẻ quá 2 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp khoảng 30-35% tổng năng lượng khẩu phần. Bạn có thể dần dần bắt đầu giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống của bé.

Đây cũng là lúc nên cho bé chuyển sang uống sữa ít béo. Bạn có thể tìm các sản phẩm ít béo từ sữa như sữa chua và các chế phẩm từ sữa.

Bổ sung chất béo thế nào là đúng?

Mẹ cố gắng hạn chế các loại thức ăn chứa các chất béo không tốt trong bữa ăn gia đình như chất béo trong thịt, bơ, các loại thực phẩm chiên, bánh ngọt và bánh quy...

Ảnh: Internet.

Ảnh: Internet.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất béo tốt như thịt nạc, sữa ít chất béo, bơ thực vật được làm từ các chất béo không bão hòa đa hoặc không bão hòa đơn, các loại hạt, trái cây tươi và rau quả.

Trong quá trình chế biến chất béo cần lưu ý: Nếu ở nhiệt độ không quá 102 độ C, dầu mỡ không có biến đổi đáng kể, nó chỉ hóa lỏng mà thôi.

Tuy nhiên, nếu đun lâu ở nhiệt độ cao các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng có ích với cơ thể , đồng thời  tạo thành các sản phẩm trung gian có hại đối với cơ thể như peroxit, aldehyt...

Do vậy, để đảm bảo sức khỏe của bé, mẹ không nên sử dụng dầu, mỡ thừa đã rán qua ở nhiệt độ cao. Không cho bé ăn các thức ăn rán, quay bán sẵn khi thấy chảo dầu, mỡ dùng cho việc chế biến không còn trong, đã được sử dụng nhiều lần và có màu đen cháy.

         

Theo Mộc Trà/Reatimes