Xem thêm:

         >>  Truyền thuyết Mưa Sao Băng

         >>  Trái Đất quay chậm hơn vì nóng lên toàn cầu

         >>  Điểm ngắm mưa sao băng ngày 15/12/2015 tốt nhất

         >>  Ảnh mưa sao băng đêm 14 rạng sáng ngày 15/12/2015

Xem mưa sao băng lớn nhất tháng 12/2015

Geminids là cơn mưa sao băng cuối cùng trong năm nhưng cũng là cơn mưa đáng chờ đợi bậc nhất với tần suất lên tới 120 vệt/ giờ.

Đêm 14, rạng sáng 15/12, những người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát mưa sao băng Geminids - trận mưa sao băng lớn và đáng chờ bậc nhất trong năm.

Mưa sao băng sẽ diễn ra đêm 14, rạng sáng 15/12

Mưa sao băng sẽ diễn ra đêm 14, rạng sáng 15/12

Theo dự báo của Tổ chức sao băng quốc tế (IMO), cực điểm của trận mưa sao băng năm nay diễn ra vào khoảng 1h sáng ngày 15/12 (theo giờ Việt Nam), với tần suất cực điểm lên đến 100 - 120 vệt/giờ.

Chòm sao này mọc dần từ hướng Đông vào khoảng 19h và lên cao dần khi đến gần sáng.

Chòm sao này mọc dần từ hướng Đông vào khoảng 19h và lên cao dần khi đến gần sáng.

Quãng thời gian bạn có cơ hội ngắm sao băng rơi kéo dài từ 19 giờ cho tới 5 giờ sáng ngày hôm sau nhưng đẹp nhất là khoảng 1 giờ sáng.

Quãng thời gian bạn có cơ hội ngắm sao băng rơi kéo dài từ 19 giờ cho tới 5 giờ sáng ngày hôm sau nhưng đẹp nhất là khoảng 1 giờ sáng.

Về bản chất, chúng vốn là các mảnh thiên thạch của sao chổi 3200 Phaethons bay vào khí quyển Trái đất. 

Quỹ đạo sao chổi 3200 Phaethon

Quỹ đạo sao chổi 3200 Phaethon

Điểm thú vị của Geminids, đó là sự xuất hiện của các quả cầu lửa “gặm Trái đất” (Earthgrazer). Hay nói đơn giản, chúng là các vệt sao băng phát sáng bay ngang, rất chậm và gần như trùng lặp vào đường chân trời.

mưa sao băng Geminids rất sáng, lại rơi vào ngày không trăng nên rất dễ để quan sát

Mưa sao băng Geminids rất sáng, lại rơi vào ngày không trăng nên rất dễ để quan sát

Thông thường, mưa sao băng Geminids rất sáng, lại rơi vào ngày không trăng nên rất dễ để quan sát. Chúng có thể được thấy từ khi hoàng hôn nhưng chỉ thật sự đẹp và đạt đỉnh vào khoảng 1 - 2 giờ sáng giờ địa phương ở độ cao trên 100km so với mặt đất.

Tại Việt Nam, các bạn trẻ hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kì thú này với điều kiện không bị mây mù, bụi bặm che khuất.

Để ngắm được trọn vẹn trận mưa sao băng này, hãy làm theo những lời khuyên của các chuyên gia thiên văn học dưới đây:

-  Không cần sử dụng tới kính thiên văn, bởi mắt thường quan sát trận mưa này sẽ thú vị và chân thực hơn.

- Khoảng thời gian nửa đêm về sáng là thời điểm lý tưởng nhất.

- Đứng ngoài trời đêm trong 5 phút để mắt quen với bóng tối. Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang mây và cho phép bạn ngắm sao băng.

- Chọn địa điểm phù hợp, tránh xa nơi có ánh sáng nhân tạo hay ngay dưới ánh trăng.

- Mặc áo ấm cẩn thận bởi thời điểm về đêm rất lạnh.

Đón xem: Ảnh mưa sao băng đêm 14 rạng sáng ngày 15/12/2015

Thúy Hà / Theo Gia Đình Việt Nam