Những cách làm đó dễ tạo nên những tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần của trẻ. Chúng ta có thể gọi đó là sự “ngược đãi tinh thần” của cha mẹ đối với trẻ.

Những biểu hiện của sự ngược đãi

- Khống chế tinh thần con cái mình

Một số gia đình vì muốn con học được càng nhiều kiến thức càng tốt nên ngoài chương trình ọc ở lớp và bài tập về nhà, còn mời thầy cô dạy tại nhà và làm các bài tập ôn luyện nâng cao.

Thế giới tinh thần của các em đã được cha mẹ lấp đầy bằng sách vở, không còn thời gian để trẻ nô đùa vui chơi với các bạn cùng trang lứa khiến tuổi thơ của trẻ không còn những ký ức tốt đẹp, trẻ luôn thấy căng thẳng mà không biết kêu ca cùng ai.

Khi con trẻ bị “ngược đãi tinh thần” - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

- Thường xuyên cảnh cáo, dọa nạt

Cha mẹ thường hay có các điệp khúc giống nhau khi nói với con cái như: “Nếu thi không đỗ thì chỉ đi quét rác” hay “Học hành không cẩn thận rồi đến cơm cũng không có mà ăn đâu”...

Dưới những áp lực về tinh thần như vậy, trẻ sẽ chỉ biết ra sức học và học để đạt được mục đích trước mắt, đạt được yêu cầu của bố mẹ đề ra. Khi đó, con bạn sẽ trở thành một con người máy móc, thụ động chỉ biết làm theo yêu cầu của người khác, không phát triển toàn diện được

- Thiếu sự cổ vũ động viên con

Một số bậc cha mẹ vì muốn kích thích con cái cố gắng học tập mà đã cố ý so sánh chỗ chưa được của con mình đối với bạn bè của chúng, thậm chí còn hạ thấp khả năng của con trẻ mà không cần để ý đến lòng tự trọng của con, đem những khuyết điểm của con kể ra trước đám đông. Người lớn thật sai lầm khi nghĩ rằng, làm như vậy con trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ mà phấn đấu cho bằng bạn bằng bè.

- Không cho con kết bạn

Trong thế giới tinh thần của trẻ nhỏ, đối tượng giao lưu chủ yếu là cá bạn cùng lớp, hàng xóm và những bạn cùng trang lứa. Việc kết bạn là một phần trong thế giới tinh thần của trẻ, đó cũng là một nhu cầu không thể thiếu.

Việc hạn chế cho con kết bạn, người lớn thường cho rằng bạn bè chỉ làm mất thời gian học tập, phân tán tư tưởng là không đúng. Vào những ngày nghỉ cũng như ngoài giờ học, trẻ phải được chơi với bạn bè của mình, đó cũng là một cơ hội để con bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, một nhu cầu tình cảm của trẻ mà người lớn không có quyền cấm đoán.

Những tác hại của sự “ngược đãi tinh thần”

Trẻ em khi phải chịu sự ngược đãi về tinh thần sẽ có tâm lý và tư duy không hoàn thiện trong quá trình trưởng thành dễn đến những trở ngại về tâm lý như: tính khí thất thường, ích kỷ, nhút nhát, sợ hướng thiện... với những biểu hiện cụ thể như: trốn học, chán học, yêu sớm, tự sát, hay gây gổ đánh cãi nhau.

Trước những biểu hiện xấu ấy, người phải gánh chịu hậu quả không ai khác, chính là cha mẹ các em. Những gánh nặng về tinh thần, sự không chế thời gian, sự cấm đoán không được giao lưu kết bạn sẽ tạo cho trẻ cá tính ngại giao tiếp, sống thu hẹp, lãnh cảm, thiếu khả năng thích ứng.

Trẻ em chịu áp lực về tinh thần sẽ không có được không gian sống cũng như không gian phát triển lý tưởng, tư duy của những em này sẽ kém phát triển, các em không được tự do phát huy khả năng sáng tạo của bản thân, khiến cho tiềm năng sáng tạo sẽ bị kìm hãm từ khi còn nhỏ.

Mặt khác, sự ức chế, cấm đoán, cưỡng bức độc đoán của cha mẹ sẽ tạo cho trẻ tâm lý thù hằn, đối địch với chính những bậc đã sinh thành ra mình, từ đó mà gây trở ngại xấu cho sự hòa hợp tình cảm giữa cha mẹ và con./.

Theo H. Châu / Gia đình Việt Nam