Giống như nhiều lái xe tư nhân khác ở Singapore, Steven Chong dành nhiều thời gian ngồi sau bánh lái khoảng 5 ngày/tuần. Người đàn ông 41 tuổi này thức dậy lúc 6 giờ 30 phút và bắt đầu lái xe đi đón khách cho đến 1 giờ chiều. Sau đó, ông nghỉ 1 - 2 giờ để ăn cơm và gặp bè trước khi tiếp tục lái xe. Một ngày lái xe của ông kết thúc tầm từ khoảng 8 - 10h tối.

Tuy vậy, ông Chong không giống đại đa số người lái xe riêng ở đây vì ông mắc bệnh giảm thính lực. Trong 3 năm ông đã bị giảm thính lực tới 50 decibel, phải nói thật to thì ông mới có thể nghe được. Ông là một trong số khoảng 30 đến 40 tài xế Grab ở đây bị điếc hoặc lãng tai.

Ông Chong - Một lái xe khiếm thính của Grab

Đại diện Grab Singapore , Yee Wee Tang cho biết, công ty có khoảng 30 – 40 người lái xe, nhân viên giao hàng bị điếc hoặc khiếm thính.

Vào tháng 9, công ty đã hợp đồng với Hiệp hội khiếm thính Singapore (SADeaf), với mục đích thúc đẩy nhận thức về người điếc cũng như làm cho nền tảng Grab trở nên toàn diện hơn cho những người có khiếm khuyết.

Là một phần của sáng kiến này - một phần của chương trình Grab vì trách nhiệm cộng đồng - công ty đã giới thiệu một chương trình giảm bớt 1/2 hoa hồng công ty thu được từ các tài xế trong SADeaf. Các tài xế thường trả cho Grab một khoản hoa hồng khoảng 20%/cuốc.

Về phần mình, SADeaf sẽ cung cấp các chương trình nâng cấp kỹ năng cho tài xế Grab và nhân viên giao hàng. Ứng dụng Grab sẽ thông báo cho hành khách tài xế có khiếm khuyết về tai. Khách hàng sẽ được khuyên nên sử dụng tính năng chat trong ứng dụng để liên lạc và chức năng gọi sẽ bị tắt để ngăn khách hàng gọi đến tài xế.

Ngoài ra, một stick cũng được dán trên xe để thông báo cho hành khách cách họ nên giao tiếp với tài xế, và một những tấm thẻ lật để giúp khách hàng và người lái xe có thể giao tiếp với nhau như chỉ đường, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa và điểm xuống...

Chong trước đây làm tài xế giao hàng, vận chuyển thiết bị điện cho đến khi công ty ông làm việc bị phá sản. Sau đó, anh lái xe cho Uber, rồi gia nhập Grab sau khi Uber rời khỏi khu vực Đông Nam Á vào năm ngoái.

Khi vẫn hoạt động ở Singapore, Uber đã có chương trình tương tự dành cho những tài xế khiếm thính có tên là Beethoven - Nhà soạn nhạc thế kỷ 18 bị mất thính lực ở độ tuổi 20.

Trả lời thông qua phiên dịch viên, anh Chong cho biết anh chọn ở lại làm tài xế lái xe riêng vì thích lái xe và thăm thú những địa điểm mới.

Để trở thành lái xe của Grab, tài xế khiếm thính phải trải qua bài kiểm tra rất nghiêm ngặt 

Anh cũng thích được tương tác với các hành khách, dù chỉ bằng những câu ngắn gọn - anh ấy có thể phát âm một số từ và dùng cử chỉ cũng như dùng ngôn ngữ hình thể. Để không quá ảnh hưởng đến sức khỏe và hành khách, Chong chỉ lái xe từ 8 - 12 tiếng mỗi ngày và nghỉ ngơi vào thứ 7, Chủ nhật.

Bạn của anh, anh Aactsius Lee, 32 tuổi - cũng bị điếc và làm tài xế của Grab - cho biết, điều khó nhất khi làm tài xế là lấy được giấy phép, anh phải thi 4 lần mới qua được. Còn anh Chong phải thi 6 lần mới qua. Bài kiểm tra bao gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến sức khỏe và luật lệ giao thông.

Judy Lim, Giám đốc điều hành của SADeaf cho biết, những người lái xe khiếm thính có khả năng hơn những gì họ mong đợi. Họ có thể làm mọi thứ trừ việc nghe.

Những hành khách gọi lái xe khiếm thính cho biết, họ rất hài lòng, bằng chứng là các bài đăng trên phương tiện truyền thông đã rất ca ngợi hành động hướng tới cộng đồng này. 

Theo Mộc Anh/Đô Thị Mới