Thơ Phan Ngọc Thường Đoan đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc

Bài thơ Bạch lộ (Độc ẩm với Lã Bất Vy) in trong tập thơ Sẹo độc lập (Nhã Nam & NXB Lao động ấn hành năm 2014) của Phan Huyền Thư còn bài Buổi sáng của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (tên thật là Nguyễn Thanh Bình, quê Vĩnh Long) in trong tập Đếm cát (NXB Văn học xuất bản năm 2003).

Bài thơ Buổi sáng của Thường Đoan in trong tập Đếm cát (NXB Văn học xuất bản năm 2003) (trái) và bài thơ Bạch lộ của nhà thơ Phan Huyền Thư in trong tập thơ Sẹo độc lập (Nhã Nam & NXB Lao động ấn hành năm 2014).

Bài thơ Buổi sáng của Thường Đoan in trong tập Đếm cát (NXB Văn học xuất bản năm 2003) (trái) và bài thơ Bạch lộ của nhà thơ Phan Huyền Thư in trong tập thơ Sẹo độc lập (Nhã Nam & NXB Lao động ấn hành năm 2014).

Đó là thông tin được đăng tải trên facebook cá nhân của nhà báo Hà Quang Minh tối ngày 18-10. Khi đăng tải vụ việc này trên facebook cá nhân, nhà báo Hà Quang Minh viết rằng, ông lên tiếng về vụ việc này, vì sự công chính của một nền văn nghệ nước nhà.

“Tôi lên tiếng, không phải vì tôi muốn tập thơ “Sẹo độc lập” bị tước giải thưởng. Đơn giản, giải thưởng ấy chẳng có nghĩa lý gì. Tôi lên tiếng, vì tôi muốn nền văn nghệ này cần có những tác phẩm độc lập thực sự, không trùng lặp, không vay mượn và không ăn cắp. Tôi lên tiếng, không phải vì câu thơ kể trên, mà vì tôi gặp một nhà thơ quen, Phan Ngọc Thường Đoan, ở trong bài thơ đó”.

Bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư có rất nhiều câu thơ gần giống, hoặc giống hoàn toàn với những câu trong bài Buổi sáng của tác giả Thường Đoan.

Ngay hai câu đầu của bài Bạch lộ, đã giống nguyên văn với hai câu thơ đầu của bài Buổi sáng.

Bài thơ Buổi sáng bắt đầu bằng những câu thơ: “Những gương mặt người/Quen và không quen/Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh/Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh”. Còn bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư bắt đầu bằng những câu thơ: “Những gương mặt người/Quen mà không quen/Từng giọt sương nén trong veo câm nín/Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh”.

Những câu thơ tiếp theo, chỉ có sự khác nhau chút ít về cách sắp xếp từ ngữ. Nếu trong bài “Buổi sáng” viết: “Em ngồi một mình/Khuấy loãng thời gian/Buổi sáng muốn gọi anh/Nắng nói lời mê ngủ”. Thì bài Bạch lộ viết: “Em một mình /Ngồi khuấy loãng thời gian/Buổi sáng muốn ôm anh/Nắng nói lời mê ngủ”.

Đối chiếu văn bản hai bài thơ, còn có nhiều câu thơ giống nhau, hoặc gần giống nhau đến kỳ lạ như: “Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ/Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm” (Buổi sáng) và  “Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ /Bản blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm” (Bạch lộ)

Hay “Người đã vội quên cung bậc cuối/Nụ hôn nửa vời/Trái tim không cửa/Ai hờ hững xéo lên lá cỏ” (Buổi sáng) và “Người thiên di cung bậc cuối cùng/Nụ hôn nửa vời/Trái tim không cửa/Bóng ai hờ hững xéo trên lá cỏ/Điềm tĩnh ngồi chờ gió” (Bạch lộ)

Tuy nhiên, phần kết bài thơ có sự khác nhau: Bài thơ “Buổi sáng” kết rằng: “Buổi sáng ngồi một mình/Uống cạn kiệt/lạ/quen!” Còn bài “Bạch lộ” kết: “Cơn đau da lươn lên men vân gốm/Buổi sáng mị tình/Nốc cạn Một tứ thơ”.

Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan tên thật là Nguyễn Thanh Bình, quê Vĩnh Long, công tác tại báo Văn Nghệ Thành Phố HCM.

Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan tên thật là Nguyễn Thanh Bình, quê Vĩnh Long, công tác tại báo Văn Nghệ Thành Phố HCM.

Theo nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, bài thơ Buổi sáng được chị sáng tác từ năm 2000.

Nữ nhà thơ kể: “Thời điểm đó nhạc sĩ Phú Quang vẫn đang sống ở Sài Gòn. Anh có mở một quán cà phê ở trên đường Catina, giới văn nghệ sĩ vẫn hay tụ tập ở đó. Một hôm vào thứ 7, tôi đến đó và ngồi chờ bạn bè đến đàm thoại về thơ ca, nghệ thuật.

Ngồi một mình nhìn ngó đường phố, tôi nảy ra những tứ thơ ấy. Tôi còn nhớ đến khoảng11h30 anh Phú Quang đến, anh đọc và xách bài thơ lên lầu rồi phổ nhạc thành bài hát Catina cà phê sáng, trước đó tôi đặt tựa đề là Buổi sáng. Catina là tên quán cà phê của anh ấy.

Vào khoảng 2000-2001, bài thơ được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc và in thành đĩa. Năm 2003, tôi cho vào tập thơ Đếm cát và in thành sách”.

Bài thơ Buổi sáng trong tập thơ Đếm Cát được in thành sách của
nhà thơ
Phan Ngọc Thường Đoan

Bài thơ Buổi sáng trong tập thơ Đếm Cát được in thành sách của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan

Nhà thơ Thường Đoan cho rằng nhạc sĩ Phú Quang rất thích bài này và nó đã được ông chủ cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ trao giải nhất trong cuộc thi Festival cà phê. Bởi vậy, chị đã rất sốc và nổi gai ốc khi đọc những câu thơ trong bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư, “cảm giác như trúng gió độc vậy!”, chị nói.

Nhưng theo nữ nhà thơ, không thể trách những người đã trao giải thưởng cho tập thơ ấy được. “Bởi không ai có thể khẳng định mình đã đọc hết và biết hết hàng trăm bài thơ của những người khác. Người ta chỉ thấy bài thơ đó tốt thì trao giải thôi. Điều quan trọng là ở lòng tự trọng của người sáng tác thôi”, nhà thơ Thường Đoan chia sẻ.

Sáng 19/10, trao đổi trên Tuổi Trẻ, ông Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cho biết: "Hội Nhà văn Hà Nội đã được biết thông tin về việc liên quan giữa bài thơ “Bạch lộ” của nhà thơ Phan Huyền Thư và bài thơ “Buổi sáng” của nhà thơ PN Thường Đoan.

Vì tập thơ Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư vừa được giải thưởng 2015 của HNVHN nên Hội sẽ phải có trách nhiệm về việc này. Hiện chúng tôi đang liên hệ với nhà thơ Phan Huyền Thư để biết rõ sự việc, đồng thời cũng sẽ yêu cầu chị giải trình với Hội.

Trong trường hợp đây thực sự là một vụ “đạo thơ” của tác giả Sẹo độc lập, HNVHN sẽ có quyết định đối với giải thưởng vừa trao. Chúng tôi sẽ khẩn trương làm rõ vụ này với trách nhiệm cao nhất đối với HNVHN và đối với bạn đọc".

 

Phan Huyền Thư và tập thơ

Phan Huyền Thư và tập thơ "Sẹo độc lập".

Có đạo thơ Du Tử Lê hay không?

Trước đó, Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn - một bài cũng trong tuyển tập Sẹo độc lập - bị cho là tác phẩm phái sinh từ ý thơ của Du Tử Lê trong bài Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển. Những ý kiến nghi ngờ dựa trên sự tương đồng giữa ý thơ của hai tác giả.

Phan Huyền Thư viết: "Nếu tôi chết hãy đem tôi ra biển/ vì tôi là hạt muối buồn/ kết tủa từ cô đơn/ tự ăn mòn mình bằng mơ mộng/ Nếu tôi chết hãy ném tôi vào sóng/ cào đến xước mặt hoàng hôn/ nàng tiên cá hát ru con/ mê hoặc đêm trăng những chàng thuỷ thủ… (Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn).

Còn bài thơ của Du Tử Lê có những câu: "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển/ đời lưu vong không cả một ngôi mồ/vùi đất lạ thịt xương e khó rã / hồn không đi sao trở lại quê nhà/ Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển/ nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi/ bên kia biển là quê hương tôi đó/ rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì...” (Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển).

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho rằng, cả bài thơ của Phan Huyền Thư đều diễn giải một cách bất lực dưới câu: “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển…”. Thậm chí, ngay câu “nếu tôi chết hãy ném tôi vào sóng…” của chị cũng không thoát được ý Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển.

"Ở trường hợp này, nếu độc giả khắt khe thì xem là đạo thơ, còn tôi thì cho rằng sáng tác của Phan Huyền Thư nên được gọi là tác phẩm phái sinh. Phan Huyền Thư đã chịu ảnh hưởng và được khơi cảm hứng từ câu thơ Du Tử Lê, để sáng tạo tác phẩm của mình" - Lê Thiếu Nhơn nói. 

Bài thơ Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn có lời đề tặng "Thư gửi nhà thơ Nguyễn Việt Chiến". Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nhận định: "Tôi không nghĩ Phan Huyền Thư đạo thơ. Dù câu thơ gần giống nhau, nhưng nội dung tác phẩm khác nhau, nhịp điệu, thể thơ khác nhau". Theo Nguyễn Việt Chiến, có thể Phan Huyền Thư ám ảnh với câu thơ của Du Tử Lê, từ tiềm thức, có thể dẫn tới việc tác giả sáng tác vô thức. 

Còn nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên lên tiếng: "Không có cơ sở để khẳng định Phan Huyền Thư đạo thơ. Với tư cách Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội - đơn vị vừa trao giải cho tập thơ Sẹo độc lập - tôi và hội đồng xét giải khi đọc bài thơ Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn đều không thấy tinh thần của Du Tử Lê trong đó. Chúng tôi khẳng định Sẹo độc lập là một tập thơ giá trị".

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên:

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: "Tôi khẳng định tập thơ Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư là một tác phẩm có chất lượng và đã được nhận giải thưởng của HNVHN một cách xứng đáng".

Dưới con mắt một nhà phê bình văn học, ông Phạm Xuân Nguyên phân tích trong tập Sẹo độc lập có khá nhiều bài thơ là những trao đổi, đối thoại giữa Phan Huyền Thư với các bạn thơ. Ví dụ chị làm bài Bạch Lộ và ghi là "Độc ẩm với Lã Bất Vi", bài Happy Ending là "thư gửi nhà thơ Thanh Tùng",Câu hờ hững là "trò truyện với Nguyễn Bình Phương"... bài thơ Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn là "Thư gửi nhà thơ Nguyễn Việt Chiến". "Như vậy, khi tiếp nhận tác phẩm, ta phải đọc liên văn bản. Bài thơ được đặt trong mạch trò chuyện với bạn thơ của Phan Huyền Thư" - nhà phê bình nói.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cũng lý giải thêm, việc một ý thơ nào đó giống nhau là chuyện thường thấy trong văn học nghệ thuật. Ví dụ, Tố Hữu trong bài thơ Nước non ngàn dặm có câu giống hệt câu "Nhớ quê anh lại tìm đường thăm quê" trong Truyện Kiều. Hay Phó Đức Phương cũng có ca khúc trùng tên với một truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp - Chảy đi sông ơi.

Trước những ý kiến về thơ của mình, Phan Huyền Thư tỏ ra bình tĩnh. Chị nói: "Nếu tôi đạo thơ của Du Tử Lê, thì người đầu tiên các bạn nên hỏi là chú ấy, chứ sao lại là tôi". Phan Huyền Thư giải thích, giả sử Du Tử Lê nói rằng "không đồng ý cho Phan Huyền Thư làm thế này thế kia", rằng "Phan Huyền Thư làm thế là cầm nhầm"... thì lúc đó chị mới lên tiếng. "Chỉ một câu nói vu vơ mà bắt tôi điều trần, tôi không muốn làm việc ấy". 

Phan Huyền Thư chia sẻ chị không muốn chuyện bé xé ra to, không muốn mất thời gian. "Tôi không muốn lên tiếng, hãy để cho độc giả đưa ra nhận xét"./.

Dưới đây, chúng tôi xin đăng lại nguyên văn hai bài thơ này:

Buổi sáng (Phan Ngọc Thường Đoan)

 

Nhng gương mt người

Quen và không quen

Nhng git cà phê muôn đi đen nhánh

Tiếng chim khua v bui sáng lnh

gõ thc mt tri

Em ngi mt mình

Khuy loãng thi gian

Bui sáng mun gi anh

Nng nói li mê ng

Gió se lnh chi t

Quàng ni nh chy quanh chiếc bàn nh

Bn giao hưởng đêm qua còn phng pht trên phím dương cm

Người đã vi quên cung bc cui

N hôn na vi

Trái tim không ca

Ai h hng xéo lên lá c

Bui sáng ngi mt mình

Không quen nhng n cười l

Em đm đc vi nng thu mưa h

Tan cùng tàn đông

Lòng bàng hoàng luyến tiếc níu vt áo xuân

Đã chm mt na mùa cui cùng

Khói thuc cay và cà phê đng

Cơn đau màu men ngà

Bui sáng ngi mt mình

Ung cn kit

l

quen!

 

Bạch lộ c m vi Lã Bt Vy) (Phan Huyền Thư)

Nhng gương mt người

Quen mà không quen

Tng git sương nén trong veo câm nín

Tiếng chim khua v bui sáng lnh

Em mt mình

Ngi khuy loãng thi gian

Bui sáng mun ôm anh

Nng nói li mê ng

Bui sáng mun gi anh

Mây tái mt thn th

Quàng ni nh lên gi chăn b ng

Bn Blues jazz đêm qua ln khut phím dương cm

Người thiên di cung bc cui cùng

N hôn na vi

Trái tim không ca

Bóng ai h hng xéo trên lá c

Đim tĩnh ngi ch gió

V tan cùng tàn thu

Bui sáng

Mt mình

Quen mà không quen

Lc li trí nh mt hình nhân đêm

Qun quýt trùng căng kén ngà, tơ l

Nut vào chm chm như loài lông vũ

Va bay va thng tht…âm u

Bun ngi ngn níu vt ngu ngơ

Chm mt nhau cui mùa

Bão giông đã na đi lc nhp

Cơn đau da lươn lên men vân gm

Bui sáng m tình

Nc cn

Mt t thơ.

 

Thực hư của nghi án này thế nào? Phan Huyền Thư và Phan Ngọc Thường Đoan - ai thực sự “đạo” thơ ai? Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thêm thông tin tới độc giả trong những bài viết sau.

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam