Nhiều loại thực phẩm khi kết hợp với nhau do thành phần kị nhau hoặc cùng đặc tính nên sinh ra chất độc hại hoặc ức chế lẫn nhau và làm triệt tiêu toàn bộ chất dinh dưỡng.

Khi nấu nướng, đặc biệt là cho trẻ nhỏ, các mẹ nên hết sức lưu ý sự kết hợp thực phẩm để tạo ra được món ăn vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng cho các em bé của mình. 

1. Không kết hợp cà rốt và củ cải 

Cả hai loại củ này đều có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho trẻ nhỏ. Củ cải chứa hàm lượng vitamin C lớn còn cà rốt lại chứa các ezyme cần thiết cho bé.

Cà rốt kết hợp với củ cải gây mất vitamin C.

Cà rốt kết hợp với củ cải gây mất vitamin C.

Tuy nhiên nếu kết hợp nấu chung thì các enzym có trong cà rốt sẽ phá hủy vitamin C có trong củ cải, khiến bé không thể hấp thu được vitamin C.

2. Không kết hợp cải bó xôi (rau bina) và đậu phụ 

Rau bina là siêu thực phẩm có tác dụng tối ưu làm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em tuy nhiên rau bina thường rất kén kết hợp với các thực phẩm khác.

Đậu phụ chứa nhiều hai chất là magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi cũng như gây ra sỏi thận.

3. Không kết hợp củ cải và hoa quả

Củ cải có thể sinh ra chất thiocyanate. Nếu củ cải ăn cùng với hoa quả, thành phần flavonoid trong hoa quả sẽ được chuyển hóa thành một chất gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp.

Mẹ không nên cho con ăn hoa quả gần với thời gian ăn củ cải. 

4. Không kết hợp lá hẹ và đậu phụ

Lá hẹ được coi là một loại thuốc chữa bệnh và tăng cường miễn dịch rất tốt cho trẻ em. Tuy nhiên lá hẹ không nên kết hợp với đậu phụ vì sẽ cản trở việc hấp thụ canxi cho trẻ.

Nguyên nhân là vì canxi trong đậu phụ có thể kết hợp với axit oxalic trong cây hẹ và tạo ra chất kết tủa canxi oxalate, khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn.

5. Không kết hợp thịt và đậu nành

Đậu nành không

Đậu nành kết hợp với thịt cho hàm lượng đạm cao quá mức cần thiết.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt và đậu nành là hai nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng đạm rất cao nên khi kết hợp chung sẽ làm tăng hàm lượng đạm trong cháo, dẫn tới dư thừa đạm khiến bé dễ bị tiêu chảy, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên nấu thịt chung với đậu nành cho bé ăn khiến hệ tiêu hóa của bé bị làm việc quá sức. 

6. Không kết hợp óc heo và lòng đỏ trứng gà

Khi kết hợp lòng đỏ trứng gà và óc heo sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol có trong cháo. Khi trẻ ăn sẽ hấp thu một lượng lớn cholesterol vào cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tim mạch và sức khỏe.

Vì vậy, mặc dù những thực phẩm này khá bổ dưỡng mẹ cũng không nên kết hợp chúng với nhau.

7. Không kết hợp thịt lợn và thịt bò 

Theo Đông y, thịt lợn có tính hàn còn thịt bò tính ôn. Vì thế hai thực phẩm này rất kị nhau và không nên kết hợp nấu cháo cho bé.

Thịt lợn kết hợp với thịt bò gây mất chất.

Thịt lợn kết hợp với thịt bò gây mất chất.

Nếu không biết mà vô tình nấu chung sẽ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng cần thiết của cả thịt bò và thịt lợn. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bé.

8. Không kết hợp thịt bò - lươn

Giống như óc heo và lòng đỏ trứng, lươn và thịt bò đều chứa một hàm lượng đạm rất cao, nếu kết hợp chung sẽ làm tăng hàm lượng đạm trong cháo. Sự dư thừa quá mức chất đạm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, bé có thể bị tiêu chảy.

9. Không kết hợp thịt gà - cá chép

Theo Đông y thịt gà và cá chép là hai nhóm thực phẩm kỵ nhau nếu kết hợp nấu cháo dễ khiến trẻ bị tiêu chảy, mụn nhọt, đầy hơi.

10. Không kết hợp thịt bò - hải sản

Hải sản và thịt bò là hai loại thực phẩm bổ dưỡng nên được ăn tách biệt thành các bữa khác nhau. Không chỉ do sự kết hợp không có lợi mà còn do nếu cho bé ăn chung 2 loại thực phẩm này sẽ dư thừa chất cần thiết.

Hải sản không nên kết hợp với các loại thịt chứa nhiều dinh dưỡng.

Hải sản không nên kết hợp với các loại thịt chứa nhiều dinh dưỡng.

Ngoài ra, trong thịt bò có chứa thành phần photpho còn các loại hải sản lại có nhiều canxi. Nếu kết hợp chung photpho sẽ gây kết tủa, khiến trẻ khó hấp thu canxi.

11. Không nấu đỗ đen - thịt bò

Khi nấu cháo đỗ đen chung với thịt bò, hàm lượng sắt trong thịt bò sẽ bị mất, gây cản trở cho việc hấp thu sắt vào cơ thể của bé. Vì thế mẹ không nên kết hợp nấu chung giữa nhóm thực phẩm này.

Ngoài ra, sau khi ăn thịt bò mẹ cần cho bé nghỉ 2 tiếng mới được uống hoặc ăn chè đỗ đen.

Theo Trang Bùi/ Gia đình Việt Nam