Trái với dịch vụ vay thế chấp, dịch vụ CVTD, cụ thể là vay mua trả góp hiện nay nở rộ và rất được các khách hàng có thu nhập vừa và thấp ưa chuộng.

Một trong những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người lựa chọn hình thức vay mua trả góp bởi thủ tục đơn giản, chỉ cần giấy tờ tùy thân (CMND và hộ khẩu hoặc bằng lái xe) với thời gian giải ngân “cực nhanh”, thậm chí chỉ trong vòng 30 phút.

Đặc biệt, các công ty cũng đưa ra nhiều mức lãi suất để khách hàng có thể lựa chọn tùy theo các loại giấy tờ mà mình có thể cung cấp để chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ, như bảng trả lương hàng tháng, hóa đơn điện, nước…

Là một khách hàng mua xe máy qua việc vay trả góp, anh Quang (quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Cũng may có vay tiêu dùng trả góp, không thì không biết đến bao giờ tôi mới có thể đổi xe mới”.

Chiếc xe máy đang đi đã cũ, tôi định lên đời xe mới từ 2 năm nay rồi. Nhưng tiền cứ làm ra bao nhiêu lại hết bấy nhiêu.Thỉnh thoảng dành dụm được một ít, có việc lại tiêu hết.

Vay mượn người thân, bạn bè thì tôi sợ phiền, sau nhiều lần tham khảo tôi quyết định vay mua trả góp chiếc xe qua công ty tài chính Home Credit. Tại đây, thủ tục vay đơn giản và nhanh chóng hơn so với vay ngân hàng. Lãi suất cũng ở mức “dễ chịu”.

“Từ ngày có thêm xe máy, thu nhập của tôi khoảng chục triệu đồng mỗi tháng. Chi phí sinh hoạt, thuê nhà hết khoảng 4 triệu đồng. Rồi còn phải chi tiêu các việc đám cưới, ma chay, thăm hỏi… Số tiền dư lại được khoảng 3-4 triệu mỗi tháng. Như vậy, tôi vẫn vừa có thể trả nợ, vừa dành dụm được một ít”, anh Quang cho biết.

Chi phí xây nhà đã tiêu cạn kiệt số tiền tiết kiệm của vợ chồng anh Minh (quận Tây Hồ, Hà Nội). Xây nhà xong nhưng muốn mua thêm một chiếc tivi đời mới cũng khá khó khăn với gia đình anh.

“Tôi bắt đầu biết đến việc mua trả góp khi anh bạn đồng nghiệp mua một chiếc tivi thông minh đời mới qua việc trả góp. Lúc đầu, tôi định vẫn cố xem bằng chiếc tivi loại cũ, bóng hình lớn, mua từ năm 2008. Tuy nhiên, thấy đồng nghiệp khoe mua trả góp, tôi cũng muốn mua để còn bày ở phòng khách. 

Theo lời khuyên của bạn, tôi vay tiêu dùng trả góp trong vòng 12 tháng. Tôi vay luôn 15 triệu để mua thêm cái kệ gỗ cho tivi. Mỗi tháng tôi chỉ phải trả hơn 1 triệu. Bớt chi tiêu lặt vặt, sau 1 năm chiếc tivi đời mới đã chính chủ của gia đình tôi.

Sau khi trả nợ mua tivi xong, gia đình tôi cũng mua trả góp thêm nhiều món đồ nữa. Mà nếu để dành dụm tiền mua, thì rất khó thực hiện được.

Khi được hỏi về lý do chọn mua trả góp, anh Thái (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Với việc vay tiêu dùng trả góp, tôi có thể dùng chính lương, thu nhập của mình để trừ đều vào khoản nợ, không có rủi ro, nó cũng giống như một cách tiết kiệm.

Chưa kể, từ việc cân đối thu nhập khi mua trả góp, tôi còn học được cách chi tiêu hợp lý, tiết kiệm hơn".

Vì đâu ngày càng nhiều người ưa chuộng vay mua trả góp?

Vì đâu ngày càng nhiều người ưa chuộng vay mua trả góp?

Trả góp là hình thức mua hàng mà ở đó người mua không cần phải trả toàn bộ số tiền trong một lần trả, mà có thể thanh toán nó theo kỳ hạn (6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…) với nhiều mức lãi suất khác nhau.

Một trong số những dịch vụ trả góp thường thấy có thể kể đến như: Trả góp ACS, trả góp PPF, trả góp Home Credit,... Song song với hình thức trả góp trực tiếp truyền thống, hiện nay còn hình thức trả góp online, trả góp qua thẻ tín dụng…, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Tuy nhiên, để an toàn khi vay mua trả góp, khả năng tài chính cho khoản vay là điều cần nên cân nhắc khi người vay đã đọc kỹ hợp đồng.

Để đảm bảo thanh toán tiền lãi và gốc mỗi tháng cho khoản vay, người tiêu dùng cũng cần xác định chính xác số tiền mình muốn vay, để từ đó nhận định khả năng tài chính của mình.

Bởi lẽ, khi chậm trễ trong việc thanh toán thì người tiêu dùng sẽ phải chịu một số mức phí phạt hoặc rất dễ bị liệt vào danh sách “đen”.

Ngoài ra, khi lựa chọn khoản vay, người vay cũng phải đặc biệt chú ý đến lãi suất, cách tính lãi suất và thắc mắc xem có bất kỳ sự thay đổi hay biến động nào trong lãi suất hay không? Người vay cũng cần đọc kỹ và hiểu rõ về các con số, và các điều khoản trong hợp đồng, thủ tục vay… để đảm bảo quyền lợi tối thiểu nhất của mình.

Các chuyên gia tài chính đã tư vấn người tiêu dùng nên xây dựng kế hoạch tài chính như sau: Chia đều thu nhập của mình vào 5 quỹ, gồm ăn uống, kết bạn, đi học, du lịch và đầu tư. Trong đó, dành 1/3 thu nhập cho quỹ ăn uống. Quỹ kết bạn gồm tiền điện thoại, tiền dành cho những lần tụ họp bạn bè, ăn uống, lý tưởng có thể dành cho quỹ này khoảng 15% thu nhập; 15% dành cho quỹ đi học, dùng để mua sách vở, nâng cao kiến thức hoặc cao hơn là những khóa học nâng cao trình độ; 10% cho quỹ du lịch, nên đi du lịch ít nhất 1 lần/năm, do đó mỗi tháng chỉ cần để dành 1/10 thu nhập để dành cho các chuyến du lịch. Quỹ để đầu tư hoặc tích lũy quan trọng không kém quỹ ăn uống, có thể dành 20% thu nhập cho quỹ này.

Theo Duy Phan/Gia đình Việt Nam