Đó là kết quả làm việc không mệt mỏi của các nhà khoa học, các bác sĩ và nhân viên y tế. Họ đến từ nhiều bệnh viện, trường đại học, từ những công ty lớn như IBM, cho tới một startup nhỏ như Levita Magnetics. Những thành tựu vinh danh các đất nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, cho tới các quốc gia thuộc nửa thế giới còn lại như Cuba và Tây Phi.
Hãy cùng xem trong năm 2016, họ đã tạo nên được những đột phá gì trong y học:
1. Chấm dứt đại dịch Ebola
Tin vui đầu tiên cho ngành y tế năm 2016: Ngày 14-1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch Ebola chính thức chấm dứt sau khi đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng người dân ở các nước Tây Phi.
Ebola là loại virus lây bệnh sốt xuất huyết ở người và các loài linh trưởng khác. Theo WHO, bệnh lây lan do tiếp xúc với người bệnh hoặc động vật nhiễm virus. Tỷ lệ tử vong của những người nhiễm bệnh ở mức cao, từ 25% lên đến 90%, tùy thuộc vào chủng virus.
Sau hơn 2 năm làm chao đảo các quốc gia Tây Phi, Ebola đã phát triển thành một mối đe dọa toàn cầu. Dịch bệnh bùng phát ở Guinea hồi năm 2014 và đã nhanh chóng lan tới các nước láng giềng Tây Phi như: Liberia, Sierra Leone, Nigeria và Senegal.
Sau đó, thế giới tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm Ebola tại Mỹ và các quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ, Na Uy. Nhiều ca nhiễm bệnh đến từ các nhân viên y tế đã từng đến Tây Phi để trợ giúp trong cuộc chiến với đại dịch.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, dịch bệnh đã khiến hơn 11.300 người thiệt mạng và tác động tới sức khỏe của hơn 28.500 người khác.
Vào thời đoạn cao điểm của dịch bệnh, thi thể những người chết vì nhiễm virút Ebola thậm chí còn nằm la liệt trên các đường phố và thị trấn ở ba quốc gia Tây Phi.
2. Lần đầu tiên trong lịch sử, một
Đó là trường hợp người đàn ông 44 tuổi, một trong 50 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu điều trị HIV thực hiện bởi 5 trường đại học hàng đầu Vương quốc Anh. Các bác sĩ đã tiêm vào người ông một loại vắc-xin để giúp cơ thể nhận biết các tế bào bị nhiễm HIV.
Tiếp đó, họ tiêm thêm một loại thuốc có tên Vorinostat để kích hoạt các tế bào T không hoạt động. Nhờ đó hệ thống miễn dịch có thể tự nhận biết và loại bỏ hoàn toàn các tế bào nhiễm virus HIV. Kết quả là xét nghiệm máu của bệnh nhân này không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu nào của virus HIV, cho thấy rằng phương pháp mới có thể chữa khỏi tận gốc căn bệnh thế kỷ.
Giáo sư Sarah Fidler đến từ Imperial College London nói với The Times: “Tại thời điểm này liệu pháp chưa thể đưa vào thực tiễn, nhưng trong tương lai không xa chúng tôi hi vọng rằng nó sẽ cứu được cả nhân loại”.
Phương pháp họ sử dụng là truyền máu từ dây rốn của người có gene kháng HIV. Với phương pháp này, các chuyên gia tin rằng virus có thể hoàn toàn được loại bỏ.
Theo các chuyên gia, gene đột biến CCR5 Delta 35 đã tác động đến protein trong bạch cầu, qua đó giúp cơ thể sở hữu khả năng kháng lại HIV. Ước tính, chỉ 1% dân số thế giới mang gene CCR5 Delta 35 trong người.
3. Loại bỏ một bệnh ung thư, hàng chục ngàn bệnh nhân không còn phải xạ trị
Trong năm 2016, lần đầu tiên một Ủy ban quốc tế, với sự tham gia của các bác sĩ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, đã quyết định loại bỏ một trường hợp chẩn đoán ung thư ra khỏi danh sách: Một loại khối u tuyến giáp đã không còn được định nghĩa là ung thư
Nó là trường hợp EFVPCT, một tổ chức tuyến giáp có lõi là các tế bào giống như ung thư bị bao bọc hoàn toàn bởi các mô xơ. Bởi vậy, tế bào giống ung thư không thể thoát khỏi vỏ bọc và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Với việc EFVPCT không còn là ung thư, hàng chục ngàn bệnh nhân bây giờ sẽ không còn phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hoặc xạ trị. Về cơ bản, họ không còn là bệnh nhân ung thư nữa mà chỉ phải điều trị một khối u không xâm lấn.
Từ lâu, u dạng EFVPCT đã không còn được điều trị theo phác đồ dành cho ung thư, nhưng chỉ tại một số bệnh viện lớn của Hoa Kỳ. Với tuyên bố chính thức, nó sẽ trở thành tin vui cho 10.000 bệnh nhân mắc u này mỗi năm trên khắp đất nước, và cả các bệnh nhân bên ngoài nước Mỹ.
“Nếu đó không phải ung thư, đừng gọi nó là ung thư”, tiến sĩ John C. Morris, chủ tịch Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ nói.
4. Đưa thuốc vượt qua hàng rào máu não thành công
Hàng rào máu não là một lớp tế bào chuyên biệt, gọi là tế bào nội mô đóng vai trò kiểm soát sự nhập cảnh của các phân tử vào não. Các phân tử cần thiết cho chức năng não như axit amin, oxy, glucose và nước sẽ được phép đi qua hàng rào máu.
Ngược lại, các chất không cần thiết khác sẽ bị cản lại ở đây, mà vô tình bao gồm cả những loại thuốc điều trị bệnh do con người phát triển.
Trong suốt 1 thế kỷ qua, thách thức lớn nhất trong việc điều trị bệnh về não là làm thế nào để tìm ra cách đưa thuốc vượt qua hàng rào máu để vào não một cách an toàn. Đó là một lớp tế bào chuyên biệt, gọi là tế bào nội mô kiểm soát sự nhập cảnh của các phân tử vào não.
Các phân tử cần thiết cho chức năng não như axit amin, oxy, glucose và nước sẽ được phép đi qua hàng rào máu. Ngược lại, các chất không cần thiết khác sẽ bị cản lại ở đây mà bao gồm cả những loại thuốc điều trị bệnh con người phát triển.
Giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại thuốc có tên Lexiscan. Nó sẽ kích hoạt thụ thể adenosine mà sẽ tác động vào hàng rào máu não. Lexiscan điều chỉnh giảm biểu hiện và chức năng của P-glycoprotein, được coi là “người gác cổng tận tụy” của hàng rào máu. Nhờ đó, các phân tử thuốc có thể "lẻn qua" trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Journal of Clinical Investigation vào đầu tháng 4, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Cornell, Hoa Kỳ đã sử dụng một phân tử thuốc có tên Lexiscan để làm được điều đó.
“Chúng tôi đã có thể mở ràng rào máu trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó là đủ dài để cung cấp các liệu pháp điều trị vào não, cũng không quá lâu để gây nên bất kỳ tổn hại nào”, phó giáo sư Margaret Bynoe, tác giả chính nghiên cứu từ Đại học Cornell cho biết. "Tiềm năng đây sẽ là bước đột phá cho các bệnh như Alzheimer, Parkinson, tự kỷ, u não”.
5. Bí mật tồn tại 20 năm của tiểu đường được giải mã
Sau 20 năm tìm kiếm, các nhà khoa học cuối cùng cũng xác định ra phân tử bí ẩn cuối cùng, bị tấn công bởi hệ miễn dịch để kích hoạt bệnh tiểu đường type 1. Giải mã được câu đố sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp mới để điều trị căn bệnh mãn tính nguy hiểm này.
Tiểu đường type 1 là một tình trạng tự miễn dịch, nghĩa là nó được gây ra khi hệ miễn dịch quay lại tấn công chính cơ thể. Trong trường hợp cụ thể, đó là các thế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Suốt nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã phải vật lộn để tìm hiểu chính xác cách mà hệ thống miễn dịch thực hiện cuộc tấn công và các mục tiêu nó nhắm tới. Bây giờ, họ đã giải mã được bí ẩn cuối cùng trong số đó.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Diabetes.
“Với phát hiện mới này, chúng ta đã hoàn thành việc xác định những mục tiêu mà hệ miễn dịch đang nhắm tới. Chúng ta đã có bức tranh hoàn chỉnh về tiểu đường type 1”, nhà nghiên cứu Michael Christie đến từ Đại học Lincoln, Anh nói với BBC. Nó mở ra hi vọng để tìm cách ngăn chặn căn bệnh mãn tính nguy hiểm này.
6. Kỹ thuật mổ từ tính, bắt đầu một cuộc cách mạng mới
Mặc dù chỉ là một startup, Levita Magnetics đã chứng tỏ với thế giới rằng các cuộc cách mạng trong y học hoàn toàn có thể bắt đầu từ một công ty nhỏ bé. Trong tháng 8 vừa rồi, kỹ thuật mổ từ tính của họ đã lần đầu tiên được cấp phép bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Phẫu thuật từ tính hoạt động dựa trên một chiếc kẹp được gắn nam châm đặc biệt phát triển bởi Levita Magnetics. Nó đã được ứng dụng thành công trong khoảng 50 ca mổ cắt bỏ túi mật. Với nguyên lý giảm xâm lấn đến mức tối thiểu và không để lại sẹo nhìn thấy, phẫu thuật từ tính sẽ là tương lai tiếp theo của hình thức mổ nội soi đã rất phổ biến trong thời điểm hiện tại.
7. Thử nghiệm vắc-xin ung thư phổi của Cuba tại Mỹ
Lời hứa hẹn từ năm 2015 giữa Cuba và Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã được thực hiện. Vào những tháng cuối năm 2016, Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chính thức cho phép thử nghiệm lâm sàng vắc xin ung thư phổi CIMAvax của Cuba tại Mỹ.
CIMAvax là một hình thức của liệu pháp miễn dịch được phát triển từ 25 năm trước bởi Trung tâm Miễn dịch phân tử Hanava. Được sử dụng cho bệnh nhân ung thư phổi, CIMAvax sẽ kích thích hệ thống miễn dịch ngăn chặn một loại protein mà khối u cần sử dụng để tăng trưởng, từ đó gia tăng khả năng chữa trị cho người bệnh.
Cuộc thử nghiệm được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu ung thư Roswell Park, New York và Trung tâm Miễn dịch phân tử Cuba. “Đây là lần đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại, hai tổ chức của Cuba và Mỹ được cho phép hợp tác với nhau”, Candace Johnson, chủ tịch Viện Roswell Park phát biểu kỷ niệm dấu mốc đột phá.
Không chỉ là niềm hi vọng riêng cho các bệnh nhân Hoa Kỳ được tham gia thử nghiệm CIMAvax, với việc Cuba sẵn sàng chuyển giao công nghệ của mình, vắc xin ung thư phổi sẽ có thể được tiếp tục phát triển tại Mỹ.
Chúng ta có quyền hi vọng các nhà khoa học Hoa Kỳ có thể tiếp tục cải tiến CIMAvac trở nên hiệu quả hơn, những gì mà các đồng nghiệp của họ ở Cuba trước đây, với hạn chế của tình trạng cấm vận đã chưa thể làm được.
8. Trí tuệ nhân tạo của đã học được cách chữa bệnh
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho thấy mình có thể làm được nhiều điều hơn việc chỉ là một robot trông nhà. Minh chứng là trong tháng 10 năm nay, IBM đã thử nghiệm thành công siêu máy tính trí tuệ nhân tạo Watson của họ trong việc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ung thư.
Các chuyên gia tại trường Y khoa thuộc Đại học Bắc Carolina đã thử nghiệm Watson bằng cách cho AI này phân tích 1.000 trường hợp bị chẩn đoán mắc ung thư. Trong 99% các trường hợp này, Watson có thể khuyến cáo các cách chữa trị phù hợp với đề nghị thực tế từ các bác sĩ chuyên khoa ung thư.
Không chỉ vậy, từ khả năng đọc và tóm tắt có hệ thống hàng ngàn tài liệu chỉ trong vòng vài phút, Watson còn có thể tìm ra các cách chữa trị khác mà những bác sĩ con người có thể đã bỏ qua, cho khoảng 30% các trường hợp.
Ngoài ra tháng trước, một trí tuệ nhân tạo khác của Đại học Harvard cũng đã có thể sử dụng deep learning để tự pha chế hàng tỷ tỷ phân tử thuốc. Giáo sư Aspuru-Guzik, trưởng nhóm tạo ra hệ thống trí tuệ nhân tạo này cho biết nó sẽ trở thành tương lai của ngành nghiên cứu dược phẩm.
8. Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên ứng dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen trên người
Tháng 11 vừa rồi, các nhà Trung Quốc đã tạo nên một bước tiến đột phá: Lần đầu tiên một tập hợp các tế bào chỉnh sửa gen bằng kỹ thuật CRISPR-Cas9 được đưa vào cơ thể con người.
Cụ thể, các nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm điều này trên bệnh nhân ung thư phối. Kết quả nằm trong hi vọng những tế bào đã chỉnh sửa gen sẽ giúp họ chống lại căn bệnh ác tính. Các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân ung thư phổi được rút ra để chỉnh sửa gen bằng CRISPR-Cas9. Sau đó, chúng được tiêm trở lại cơ thể bệnh nhân. Các tế bào tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư, từ đó chữa chữa lành bệnh.
Về mặt lý thuyết, công nghệ CRISPR-Cas9 có thể giúp các nhà khoa học loại bỏ tất cả các gen di truyền gây ung thư ở ngườ,i trước cả khi tiến trình ung thư xảy ra. Ngoài ra, chỉnh sửa gen cũng có thể loại bỏ các gen gây bệnh di truyền khác.
10. Liệu pháp thể thực khuẩn, tương lai cho cuộc chiến với kháng kháng sinh
Tháng 1 năm 2016, một người đàn ông hơn 80 tuổi tại Hoa Kỳ được tiêm hơn 10 triệu thể thực khuẩn OMKO1 vào lồng ngực. Thủ thuật y tế được thực hiện trong một ca điều trị nhân đạo, khi tình trạng của ông đã trở nên vô phương cứu chữa. Các vi khuẩn kháng kháng sinh ăn ruỗng một lỗ hổng trên ngực ông, sau một ca phẫu thuật điều trị bệnh tim mạch.
Đó là câu chuyện của Ali Khodadoust, một bác sĩ nhãn khoa tại New Haven. Ông đã trở thành minh chứng hùng hồn cho tương lai điều trị của liệu pháp thể thực khuẩn. Liệu pháp này sử dụng các virus để lây nhiễm và giết chết vi khuẩn, cho dù nó đã kháng thuốc kháng sinh đến tuyệt đối.
Trong bối cảnh năm 2016, lần đầu tiên một cuộc họp Đại hội đồng của Liên Hợp Quốc phải đưa tình trạng kháng kháng sinh trở thành một cảnh báo ngang hàng đại dịch AIDS và Ebola. 10 triệu thể thực khuẩn chữa bệnh cho Ali Khodadoust đã trở thành câu chuyện cho hi vọng, trước khi chúng ta bước vào kỷ nguyên "hậu kháng sinh" trong một vài thập kỷ tới.