13 ngạch công chức phải kê khai TSTN hàng năm gồm: Chấp hành viên, điều tra viên, kế toán viên, kiểm lâm viên, kiểm soát viên, kiểm soát viên ngân hàng, kiểm soát viên thị trường, kiểm tra viên thuế, kiểm tra viên hải quan, kiểm tra viên của Đảng, thanh tra viên, thẩm phán.
Thanh tra Chính phủ đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN) của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, hướng dẫn thi hành nội dung này trong Luật Phòng chống tham nhũng mới.
Đối tượng áp dụng của Nghị định là cơ quan kiểm soát TSTN; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát TSTN; người có nghĩa vụ kê khai; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc kê khai, công khai, giải trình, xác minh tài sản, thu nhậ;p xử lý vi phạm quy định về kiểm soát TSTN.
Theo Dự thảo thảo, mục đích kiểm soát TSTN là để cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân có thẩm quyền biết rõ tình trạng và sự biến động về TSTN của người có nghĩa vụ kê khai, nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác quản lý cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản.
Hoạt động kiểm TSTN phải tuân theo pháp luật, đúng đối tượng, thực hiện thường xuyên, minh bạch, công bằng, khách quan, không làm cản trở các quyền đối với TSTN hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Thông tin dữ liệu về TSTN phải được sử dụng đúng mục đích để kiểm soát TSTN. Việc xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ trung thực trong kê khai, giải trình TSTN tăng thêm phải căn cứ vào bản kê khai TSTN. Việc giải trình nguồn gốc của TSTN tăng thêm được thực hiện theo Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 và các quy định của Nghị định này.
Theo Dự thảo, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về TSTN trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu thông tin được yêu cầu là thông tin phức tạp, không có sẵn thì phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do và phải cung cấp trong thời hạn 15 ngày làm việc.
Về quyền sử dụng đất, người có trách nhiệm kê khải phải kê khai như sau: Quyền sử dụng đất có giấy chứng nhận, Quyền sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Không có giấy chứng nhận và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhưng có sử dụng đất trên thực tế từ 12 tháng trở lên.
Đồng thời, người có trách nhiệm kê khai phải kê khai quyền sở hữu, sử dụng đối với nhà ở, công trình xây dựng gồm: nhà ở, công trình xây dựng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu trên thực tế nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác; nhà ở, công trình xây dựng thuê của Nhà nước; tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng, cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng, vật kiến trúc gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng…
13 ngạch công chức phải kê khai TSTN hàng năm gồm: Chấp hành viên, điều tra viên, kế toán viên, kiểm lâm viên, kiểm soát viên, kiểm soát viên ngân hàng, kiểm soát viên thị trường, kiểm tra viên thuế, kiểm tra viên hải quan, kiểm tra viên của Đảng, thanh tra viên, thẩm phán.
Dự thảo cũng quy định cụ thể các vị trí công việc phải kê khai TSTN hàng năm như người giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên có phụ cấp chức vụ từ 0,4 trở lên.; Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp người thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên có phụ cấp chức vụ từ 0,5 trở lên…