Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội, cư dân mạng xôn xao về hóa đơn của một nhà hàng ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) khi tính 600.000 đồng một đĩa thịt gà công nghiệp cho khách, đĩa thịt lợn rang cháy cạnh khoảng 1,5 lạng giá 150.000 đồng, đĩa thịt bò xào hành tây giá 250.000 đồng,...

Nguyên văn thông tin vụ chặt chém được đăng tải như sau: “Đĩa tht gà công nghip lèo tèo vài miếng b chém đp 600.000 đng (đã ly ra hai cái đùi cho hai cháu nh).  Đĩa tht bò xào hành tây lèo phèo 250.000 đng; Đĩa tht ln ba ch rang cháy cnh được khong 1.5 lng nó tht 150.000 đng... Chc đây là ln cui em đến Sm Sơn."

Thông tin về vụ con gà giá 600.000 đồng

Thông tin về vụ con gà giá 600.000 đồng

 Ch là hai gia đình em và bn đi ngh mát Sm Sơn, my ba ăn hi sn cũng ngán nên đi sâu vào trong th xã mt chút đ đi món. Nghe nói do này Sm Sơn x lý mnh tay vi nn cht chém, v li thy quán nm khá sâu so vi bãi bin nên nghĩ h làm ăn lương thin lâu dài nên không hi giá trước.

Hoá đơn về vụ con gà ở nhà hàng Hải sản.

Hoá đơn về vụ con gà ở nhà hàng Hải sản.

Em thắc mắc là tại sao gà đắt thế, chủ quán bảo do nhập đắt nên bán đắt, con gà này quán chỉ lãi 80.000 đồng thôi. Bảo ông chém vừa thôi, nó nói chém đâu mà chém, ở đây đâu cũng bán thế nếu chém đã đi viện rồi. Gần chục năm em mới quay trở lại Sầm Sơn nhưng lần này sẽ là lần cuối cùng.

Về phần đĩa ghẹ, đây là ghẹ thừa từ trưa em mang đến nhờ hấp lại. Em đã gọi trực tiếp cho bác Chủ tịch Thị xã, bác ấy còn ngạc nhiên và hứa sẽ xử lý nghiêm khắc nhà hàng này. Sầm Sơn thật may mắn vì có vị Chủ tịch như vậy”.

Theo thành viên Thai Nguyen, sau khi thắc mắc thì chủ nhà hàng giải thích gà nhập giá đắt nên bán đắt. Đĩa thịt gà mà anh gọi, nhà hàng chỉ được lãi 80.000 đồng.

Ngay sau đó, thành viên này đã gọi điện phản ánh đến chủ tịch Thị xã và được ông hứa sẽ xử lý nghiêm khắc nhà hàng này. Tuy nhiên, thành viên này cũng cho biết đây là lần cuối cùng đi du lịch ở Sầm Sơn.

Trao đổi với báo chí, ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn cho biết; sự việc trên là có thật. 

"Ngay sau khi tiếp nhận phản ánh của du khách qua đường dây nóng, chúng tôi đã cử tổ công tác xuống nhà hàng.

Qua xác minh cũng như báo cáo của chủ nhà hàng, vào trưa 29/6 có 1 đoàn du khách gồm 9 người vào nhà hàng Hải Nhân (tại địa chỉ 26 đường Lê Lợi, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn) để ăn uống, tổng cộng hết 1.380.000 đồng. Khi thanh toán, trong hóa đơn có ghi rõ 1 con gà luộc giá 600.000 đồng, 1 đĩa bò xào hết 250.000 đồng, 1 đĩa thịt rang 150.000 đồng...

Theo báo cáo của chủ nhà hàng, con gà luộc có trọng lượng 2,4 kg, nếu giá trên thị trường thì khoảng 150 nghìn/kg (kg hơi) vậy nên một con gà 2,4 kg (loại ngon) có giá 600.000 đồng sau khi chế biến cùng phí dịch vụ cũng bình thường. Trong hóa đơn thanh toán hết 1.380.000 đồng, nhà hàng cũng đã bớt cho du khách 80.000 đồng. Có thể khách hàng không ước lượng được khối lượng cũng như giá cả về các món ăn đã dùng nên có những thắc mắc trên", ông Triều nói và nhận định thêm. "Nếu nhà hàng cố tình chặt chém thì sẽ có cách làm khác chứ không viết phiếu thu đâu".

Vị lãnh đạo Sầm Sơn cho hay, sau khi kiểm tra tại nhà hàng, đội quản lý thị trường trực tiếp gọi điện cho khách hàng để khách nắm rõ hơn. Và vị khách đó không còn trách cứ nữa.

Nhà hàng Hải Phòng cũng chặt chém?

Trong một sự việc khác, cư dân mạng cũng đang vô cùng bức xúc với hóa đơn tính tiền của một nhà hàng hải sản ở Hải Phòng và cho rằng các du khách nước ngoài đã bị nhà hàng này “chặt chém”.

Trên trang facebook cá nhân, nickname Hoang Yen Lee chia sẻ: “Em có người bạn là người Trung Quốc, hôm nay rảnh nhắn tin buôn chuyện, bạn ấy mới kể với em là mấy tuần trước đi ăn với bạn bè ở hải sản Bình H., 5 người ăn hết 8 triệu đồng. Em giật mình hỏi lại 800.000 đồng hay 8 triệu vì nghĩ có mấy đứa con trai đi uống bia thì chỉ ăn nhậu linh tinh thôi. Song, bạn ấy gửi ngay ảnh hôm đó chụp lại hoá đơn”.

Du khách nước ngoài cho rằng bị nhà hàng ở Hải phòng “chém” 1,4 triệu đồng/kg tôm sú khiến cư dân mạng bức xúc.

Du khách nước ngoài cho rằng bị nhà hàng ở Hải phòng “chém” 1,4 triệu đồng/kg tôm sú khiến cư dân mạng bức xúc.

 Hoang Yen Lee cũng chia sẻ, sau khi nhận được hóa đơn, cảm giác đầu tiên của cô là xấu hổ bởi thời đây không phải là khách Việt mà là khách nước ngoài. Đặc biệt, Bình H. lại là một nhà hàng tiếng tăm ở đất Hải Phòng và nằm ngay vị trí trung tâm thành phố.

“Tại sao các bạn không nghĩ họ đến đây làm việc và công tác, các bạn sẽ có những vị khách quen khá thoải mái và có thu nhập lâu dài từ lượng khách này thay vì hành xử như vậy? Mấy triệu đủ nuôi sống các bạn bao lâu để rồi nhắc đến du lịch Việt Nam, người ta đã cảm thấy chán ngán. Đừng làm những con sâu bỏ rầu nồi canh”, Hoang Yen Lee ngán ngẩm.

Tờ hóa đơn Hoang Yen Lee đưa lên ghi rõ giá tôm sú là 1,4 triệu đồng/kg, tu hài giá 850.000 đồng/kg, bò húc, coca giá 30.000 đồng/lon,... Tổng hóa đơn hết trên 8 triệu đồng.

Ngoài tính giá quá đắt, Hoang Yen Lee còn cho biết, chỉ 5 người con trai ngồi với nhau để uống bia thì không thể ăn hết hơn 2kg tôm sú, 4kg tu hài cùng với các thứ khác như vậy được và khẳng định nhà hàng đã kê khống lên để lấy tiền của khách.

Ngay sau khi thông tin được đăng tải, các cư dân mạng không khỏi bức xúc với kiểu làm ăn chụp giật của nhà hàng này.

Thành viên Thu Huong chia sẻ: “Bị chém đẹp quá, tôm sú giá cao lắm đến 450.000 đồng/kg, không thì chỉ có 300.000 đồng/kg. Người ta bảo đến biển ăn hải sản rẻ mà sao ăn hải sản ở thành phố biển Hải Phòng vẫn đắt vậy”.

Trong khi đó, các thành viên khác cũng cho biết, ở nhà hàng hải sản Bình H. nổi tiếng đắt đỏ. “Ăn ở đây đắt có tiếng. Trước đi ăn cháo trắng với trứng muối, cá khô và thêm tí dưa xào, cộng thêm một đĩa xôi chiên rắc ruốc có 5 người mà ăn hết triệu bạc. Mà ăn xong ngồi ngẫm không hiểu nhà hàng này nấu bằng gạo gì sao đắt thế”, thành viên Cẩm Tú Đ... cho hay.

Các thành viên khác cũng hết sức bức xúc, “Các nhà hàng chặt chém khách du lịch trong và ngoài nước đã là vấn nạn từ rất lâu rồi, nhất là vào dịp lễ. Cứ khách đông kiểu gì nhà hàng cũng “mài dao” chém đẹp du khách. Cơ quan chức năng phải vào cuộc dẹp ngay không thì mấy năm nữa, người Việt sợ đi du lịch, người nước ngoài cũng ngại đến Việt Nam”, thành viên Khanh Vu chia sẻ.

Thành viên Việt Hoàng Đào nghĩ: “Mỗi địa phương nên có một vài đường dây nóng, hộp thư điện tử để tiếp nhận những thông tin, hình ảnh về việc sản xuất tiêu thụ hàng giả, kém chất lượng, chặt chém khách hàng... và những vấn đề khác nhằm bảo vệ người tiêu dùng”.

Tiêu dùng + sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sự việc./.

Bá Ngôn / Theo Gia đình Việt Nam