Lúc trao phòng cho chúng tôi, cậu nhân viên cũng nhiệt tình gửi lại chìa khóa, dặn dò có yêu cầu gì chỉ cần “alô”. Bất chợt, một loại âm thanh “trai gái” từ phòng bên cạnh hắt sang, hẳn là thứ cách âm an toàn mà cậu phục vụ giới thiệu đã không “an toàn” lắm.
Thử bước ra ngoài hành lang, chúng tôi ngỡ ngàng khi bị bủa vây bởi muôn vàn “âm điệu của xác thịt” cất lên từng hồi. Đó là một cảnh ghi nhận được trong quán cà phê phim nổi tiếng ở quận Phú Nhuận (TP HCM).
Cà phê phim, nằm xem và…
Sau 10 phút làm thủ tục, chọn phim và phòng thích hợp, chàng nhân viên nhiệt tình dắt chúng tôi tới căn phòng rộng chừng 15 m2. Với vẻ tự hào, anh này giới thiệu: “Khách hàng đến đây cứ thoải mái như ở nhà”. Anh nhấn mạnh và nháy mắt nhìn tôi khi nói hai chữ “ở nhà”.
Anh này nói thêm, căn phòng đã được thiết kế cách âm hoàn toàn, không gian cực kỳ ấm cúng và riêng biệt. Hơn nữa, dưới ánh sáng lờ mờ như trong rạp phim, cộng với hệ thống âm thanh phát ra từ các bộ phim, ở đây, các cặp đôi có thể hoàn toàn tự do “làm mọi việc mình muốn”.
Không gian lãng mạn, mờ ảo đúng là nơi “chỉ dành cho 2 người”. Trong phòng chiếu của chúng tôi, chiếc “giường” thực chất là dãy ghế sô pha dài xếp khít lại đã rách tả tơi, có lẽ do nhiều khách hàng đã quá “mạnh mẽ” khi sử dụng.
Đặc biệt hơn, lúc trao phòng cho chúng tôi, cậu nhân viên cũng nhiệt tình gửi lại chìa khóa, dặn dò nếu có yêu cầu gì chỉ cần “alô” là họ sẽ tới liền. Bất giác, một loại âm thanh “trai gái” từ phòng bên cạnh hắt sang, át cả tiếng của bộ phim chúng tôi đang xem. Hẳn là thứ cách âm “an toàn” mà cậu phục vụ giới thiệu đã không hoàn toàn phát huy tác dụng.
Thử bước ra ngoài hành lang, chúng tôi ngỡ ngàng khi bị bủa vây bởi muôn vàn “âm điệu của xác thịt” rên rỉ cất lên từng hồi. Cậu nhân viên ban nãy thấy chúng tôi tủm tỉm cười: “Chắc anh chị mới tới đây lần đầu, nên ngại. Chứ bọn em quen hết cả rồi, như thế này cũng bình thường thôi, có khác gì các nhà nghỉ ngoài kia là mấy đâu”.
Mất hơn 1 tiếng để kết thúc bộ phim, cô bạn đi cùng đã không chịu nổi bởi không khí ngột ngạt, bẩn thỉu trên chiếc “giường - sô pha”.
Các dấu hiệu “cuộc vui” trước đó vẫn còn lưu lại đầy bên trong chiếc thùng rác và trong nhà tắm. Chưa kể, chăn, gối thì có lẽ đã rất lâu ngày không giặt, bốc thứ mùi tanh đến nhức đầu. Bộ phim thì nhàm chán khác hẳn với lời giới thiệu “hot” nhất, mới chiếu ngoài rạp.
Nhưng khi vừa bước chân ra cửa, chúng tôi đã bắt gặp rất nhiều bạn trẻ tụ tập dưới sảnh, chờ tiếp tân làm thủ tục nhận phòng. Không ít em trong đó là học sinh, mặt búng ra sữa vẫn giữ nguyên bộ đồng phục trung học phổ thông.
Trò chuyện với chúng tôi nhân lúc chờ đợi thanh toán tiền, một cặp đôi khác chừng 20 tuổi cho biết: “Chúng em đã xem phim tại đây được vài năm, cứ cuối tuần lại dắt nhau tới. Ngày trước thì có hay tới rạp, nhưng vì giá cao, sinh viên khó có thể theo được.
Từ khi biết tới loại hình cà phê phim này, thấy nó rất thoải mái, chỉ có 2 người trong phòng kín nên chọn làm địa điểm chăm sóc tình yêu”.
Trong khi cô bạn gái ngồi bên cạnh tỏ vẻ ngại ngùng thì chàng trai tiếp tục hào hứng: “Với giá chỉ 60-70 ngàn đồng/suất, vừa được xem phim lại có thể thoải mái “tâm sự”, khó mà tìm được nơi nào khác ngoài các quán cà phê phim”.
Giá cả mỗi loại phòng có sự khác biệt rõ rệt, tùy vào mục đích sử dụng của khách hàng. Riêng phòng cho hai người cũng có 2 dạng, dạng thứ nhất là ghế ngồi cùng bàn ăn nhẹ, dạng còn lại là giường nằm.
Thường thì các chàng sẽ chọn loại phòng có đầy đủ giường nằm, gối ôm, cùng bạn gái thưởng thức bữa tiệc phim để chứng tỏ sự ga lăng, hào phóng.
Những loại phòng còn lại là nơi bạn bè tổ chức sinh nhật, gia đình cùng xem phim và ăn uống. Theo nhân viên quan, thường những phòng đôi giường nằm là hút khách nhất.
Có dịp đông đến mức nam thanh nữ tú cứ ngồi xếp hàng chờ bên ngoài, hết cặp này ra lại đến cặp kia vào. Trung bình một ngày tại cơ sở này tiếp đón gần trăm lượt khách, đông nhất là vào các ngày cuối tuần và nghỉ lễ.
Không chỉ dành cho các cặp tình nhân, cà phê phim cũng là điểm đến ưa chuộng của các em học sinh. Học sinh thường hay túm tụm nhóm vài ba người thuê phòng, vừa xem phim vừa ăn uống.
Giá rẻ, tiện nghi cái gì cũng có…
Hình thức kinh doanh nghe có phần khá lạ lẫm này thực chất đã tồn tại âm thầm từ cách đây vài năm. Một người vốn là khách “ruột” của loại hình này quảng cáo: “Có bạn gái, đi đâu để tìm nơi thích hợp để “yêu”, khách sạn thì đắt đỏ, sao không tìm mấy cái quán cà phê phim, lãng mạn mà không lo cạn ví.”
Dạo quanh các tuyến phố ở Sài Gòn, không khó để tìm một cơ sở chiếu phim như vậy. Riêng dọc tuyến đường Phạn Văn Trị, phường 2, quận 5 có đến 2 quán cà phê phim nằm liền kề nhau. Còn quán cà phê phim chúng tôi vừa xâm nhập nằm ở đường số 11, phường 2, quận Phú Nhuận, vốn là quán được các bạn trẻ ca tụng “tiện nghi và thoải mái”.
Điểm khác biệt đầu tiên của các quán cà phê phim với các quán thông thường là hệ thống banner quảng cáo. Các quán đều treo đầy các banner quảng cáo những bộ phim “bom tấn” vừa xuất trên thị trường. Điểm khác biệt tiếp theo là hệ thống phòng được ngăn, chia như “nhà nghỉ”.
Bên cạnh những phòng lớn dành cho đại gia đình hay nhóm bạn có thể lên tới gần chục người, còn có những phòng riêng nhỏ hơn, riêng tư hơn.
Phòng dành cho 2 người chiếm hơn nửa các loại phòng còn lại, được xếp trong những góc trong cùng nhằm tạo không gian kín đáo, thoải mái nhất cho người xem.
Trung bình, phòng giường nằm có giá 70.000 đồng/tiếng cho hai người. Còn phòng đôi có giường ngồi có giá thấp hơn khoảng 55-60 ngàn đồng/tiếng.
Nhân viên ở đây chia sẻ thêm, giá buổi tối cũng cao hơn chút ít so với ban ngày. Theo lý giải của anh chàng này, chiều tối là khoảng thời gian người xem đông nhất, càng về khuya các cặp đôi tìm đến đây càng nhiều.
Khách hàng không chỉ là những bạn trẻ, rất nhiều cặp vợ chồng đứng tuổi thường xuyên ghé lại “đổi gió” mỗi khi rảnh rỗi.
Khi đến các quán này, đầu tiên sẽ được các tiếp tân trẻ đẹp, mặc đồng phục đứng sẵn dưới quầy, hướng dẫn khách hàng chọn phim, sau đó là chọn phòng.
Theo quảng cáo, các quán cà phê phim này mới mở ra được vài năm, tuy nhiên đã tạo được “thương hiệu” riêng bởi độ “độc” của phim chiếu và độ thoải mái hiếm nơi có được. Vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ tết, toàn bộ chục phòng phim to nhỏ gần như kín lịch.
Để có thể chắc chắn, người xem cần gọi điện đặt trước từ một vài ngày, tham khảo giá cả cũng như loại phim muốn xem. Cà phê không phải là loại thức uống duy nhất tại nơi đây.
Có hẳn một bảng giá với danh mục nhiều loại đồ ăn, giá cả không cao hơn là bao so với bên ngoài. Nhân viên tại đây cho biết, khách hàng muốn ăn gì đều được đáp ứng, họ chỉ lấy thêm phần chi phí phục vụ, sẵn sàng ra ngoài mua khi khách có yêu cầu./.
Cà phê phim - nỗi lo của các bậc phụ huynhBà Tám đã bán nước gần chục năm nay, ở ngay phía đối diện rạp chiếu phim cà phê cho biết, khách hàng đến đây đa phần là các bạn trẻ, trong đó có cả học sinh của các trường lân cận. “Chuyện chúng dắt nhau tới đây nhiều như cơm bữa. Có nhiều khi vẫn còn đang mặc đồng phục của nhà trường, cặp đeo sau lưng. Hẳn là người yêu của nhau, tôi thấy chúng nó trò chuyện, nắm tay thoải mái lắm. Nghe nói quán này có phòng chiếu phim cho hai người, tôi phát hoảng. Ai mà biết chúng làm gì bên trong đó, cha mẹ thì cũng đành bó tay, vì cách thức hoạt động quá khéo léo như thế này”. |