Mới đây, Bộ Y tế đã giao cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM chủ trì nghiên cứu hiệu quả thực sự của thuốc chlroquine trong điều trị người bệnh COVID-19,  để có những đánh giá cụ thể, giúp Bộ Y tế có quyết sách phù hợp trong phác đồ điều trị người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 ở Việt Nam.

Trong quyết định phê duyệt đề tài, thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu là 12 tháng. Để thực hiện nghiên cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sẽ triển khai thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên với khoảng 240 người bệnh đã dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).

Sau khi có đủ số người bệnh tình nguyện tham gia thử nghiệm này, các bệnh nhân sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên chia làm hai nhóm, mỗi nhóm gồm 120 người bệnh. Cả hai nhóm sẽ cùng được điều trị theo phác đồ điều trị bệnh COVID-19 hiện nay của Bộ Y tế nhưng một nhóm sẽ được uống chlroquine và một nhóm không.

Bác sĩ Châu nhấn mạnh việc điều trị COVID-19 bằng chlroquine cho tới nay tại Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn chờ tiến hành thử nghiệm lâm sàng để có thể đánh giá đúng mức hiệu quả cũng như tính an toàn của thuốc, do đó người dân không bao giờ nên tự ý mua dùng thuốc này vì có thể bị ngộ độc, tử vong.

Sau khi có các kết quả điều trị cụ thể, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá tính an toàn cũng như hiệu quả của chlroquine trong điều trị bệnh nhân người lớn để gửi lên Bộ Y tế.

Cụ thể, theo quyết định số 1379/QĐ-BYT, đơn vị được giao chủ trì thực hiện đề tài "Thử nghiệm đa trung tâm nhãn mở để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của chlroquine trong điều trị bệnh nhân người lớn nhập viện có chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 tại Việt Nam" là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.

Các đơn vị phối hợp thực hiện gồm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Bệnh viện dã chiến Cần Giờ, Viện Pasteur TP HCM và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU).

Phía OUCRU sẽ hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM kỹ thuật xét nghiệm, đánh giá thuốc và một phần kinh phí xét nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Thuốc điều trị của chương trình là do Bộ Y tế cung cấp.

Theo giáo sư Guy Thwaites, giám đốc Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), mục đích chính trong thử nghiệm lâm sàng lần này với thuốc chloroquine chính là để xem thuốc này có thể tiêu diệt virus corona chủng mới hay không, có thể làm giảm lượng virus này trong mũi và họng người bệnh không.

Trao đổi với báo chí ngày 8/4, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - chủ trì đề tài nghiên cứu nói trên, cho biết hiện tại các nước châu Âu và Mỹ vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều về hiệu quả thực sự của thuốc chlroquine trong điều trị người bệnh COVID-19.

Bác sĩ Châu cũng nhấn mạnh việc điều trị COVID-19 bằng chlroquine cho tới nay tại Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn chờ tiến hành thử nghiệm lâm sàng để có thể đánh giá đúng mức hiệu quả cũng như tính an toàn của thuốc, do đó người dân không bao giờ nên tự ý mua dùng thuốc này vì có thể bị ngộ độc, tử vong.

Theo Lam Sơn/Đô Thị Mới