Đình, chùa, đền, miếu là chốn nhang khói, thờ phụng các bậc thần thánh nên không khí, khung cảnh đặc biệt trang nghiêm, thanh tịnh. Người đi lễ đa phần đều muốn bày tỏ tấm lòng thành kính và cầu xin cho bản thân, gia đình và bạn bè được nhu ý nguyện. 

Tuy nhiên, có nhiều người không chú ý hoặc không để tâm đến cách ăn mặc, phục sức của mình khi đi đến chùa gây nên sự phản cảm cho người đi lễ cũng như hoàn toàn không phù hợp với không khí trang nghiêm tại đây. 

Nhiều người có cách ăn mặc không phù hợp với chốn thanh tịnh, trang nghiêm.

Nhiều người có cách ăn mặc không phù hợp với chốn thanh tịnh, trang nghiêm.

Theo giải thích của nhà chùa thì khi đến chùa, là người Phật tử nên sắm áo Phật tử (màu lam, xanh nhạt hoặc nâu) để mặc vì loại áo này có thể che kín người và khi lễ lạy Tam Bảo không bị khó khăn. Phật không trách cách ăn mặc của chúng ta, vì Đức Phật là Đấng đã giác ngộ toàn triệt, không có cái gì đối với Ngài là xấu, cũng không có cái gì đối với Ngài là tốt.

Người Phàm thì mới có cái đối đãi này, thấy có cái tốt, cái xấu, có đối đãi hữu vi. Các bậc đại tu hành cũng không trách khi chúng ta ăn mặc thiếu phù hợp, nhưng trong chùa có rất nhiều loại người. Các Phật tử nam hay các vị mới xuất gia, chưa tịnh tâm được thì sẽ bị bối rối, có thể sanh tâm không thanh tịnh khi thấy một người khác phái mặc váy đang lễ lạy phật...

Chỗ mất trang nghiêm là chỗ này. Hơn nữa, vì chính mình là người Phàm, nên còn đối đãi, thì cũng nên tôn kính các Ngài, dùng cái đẹp thanh tịnh để thể hiện.

Vì thế khi đi lễ, các Phật tử nên chú ý những điểm sau: 

NHỮNG TRANG PHỤC KHÔNG NÊN MẶC KHI ĐI LỄ 

Tuyệt đối không mặc váy ngắn, hở hang khi đi lễ 

- Không nên mặc váy.

Váy là trang phục đầu tiên nên loại bỏ khỏi danh sách phục trang đi lễ. Mặc váy không phù hợp với không gian thanh tịnh và tôn nghiêm của đền chùa, điều này được quy định ở hầu hết các khu vực thờ cúng. Váy dù có dài nhưng cũng vẫn để lộ da thịt và gây bất tiện, vướng víu khi lễ. 

- Không nên mặc quần bó sát.

Quần bó sát như quần skinny jeans, thô, cotton, da... đều không thật sự phù hợp với những nơi hành lễ. Có thể mặc dáng ôm nhưng không ôm sát cơ thể và nên có màu tối.

- Không nên mặc áo trễ cổ.

Áo trễ cổ hoàn toàn không phù hợp với đền chùa, đó là một tiêu chí nên tránh tuyệt đối.

- Không nên mặc đồ mỏng, xuyên thấu, đồ ren...

Chất liệu làm nên sự kín đáo và nghiêm túc của trang phục, các chất liệu gợi cảm, dễ lộ liễu và rườm rà đều không phải là lựa chọn phù hợp.

Không mặc quần áo mỏng, xuyên thấu, đồ ren khi đi lễ.

Không mặc quần áo mỏng, xuyên thấu, đồ ren khi đi lễ.

- Không nên đi giày cao gót.

Giày cao gót rất đẹp nhưng không phù hợp và cũng gây khó khăn khi bạn phải di chuyển nhiều. Tới lễ thần, Phật hãy đi giày, dép trệt, ít gây ra tiếng động khi di chuyển. 

- Không nên trang điểm đậm.

Trang điểm là điều cấm với những Phật tử, là người hành lễ bạn cũng nên tiết chế tối đa điều này.

- Không nên đeo trang sức, phụ kiện rườm rà.

Trang sức hay phụ kiện sẽ luôn cần thiết và thoải mái thể hiện ở bên ngoài đền chùa, những trang phục đơn giản sẽ phù hợp và tiện lợi hơn trong suốt quá trình hành lễ.

NHỮNG TRANG PHỤC NÊN MẶC KHI ĐI LỄ 

- Mặc quần tối màu và có độ đàn hồi tốt.

Chọn quần có độ vừa cho cử động và có đàn hồi để hoạt động dễ dàng. Có thể chọn dáng quần ôm nhưng không ôm sát, không họa tiết và tối màu.

- Mặc áo có cổ.

Những chiếc sơ mi có cổ kín đáo, thanh thoát hay áo len cổ cao, áo khoác cổ bẻ kết hợp đều nằm trong danh sách lựa chọn an toàn.

Nếu có điều kiện, hãy mặc quần áo Phật tử khi đi lễ.

Nếu có điều kiện, hãy mặc quần áo Phật tử khi đi lễ.

- Mặc áo kín đáo, hạn chế họa tiết màu sắc nổi bật.

Áo vải thô, dạ, len, cotton... để phù hợp từng điều kiện thời tiết, dễ vận động và có thể thấm mồ hôi. Không nên mặc áo ngắn tay, áo hở vai hoặc áo có màu sắc lòe loẹt đi lễ. 

- Đi giày bệt, giày thể thao giúp bạn thảnh thơi vãn cảnh, đi bộ và di chuyển những đoạn đường xa.

- Có thể trang điểm nhẹ.

- Đeo túi cỡ vừa.

Chọn những chiếc túi đeo chéo cỡ vừa, ba lô nhỏ... để tinh gọn đồ mang theo và tiện di chuyển.

Quỳnh Trang/Theo Gia Đình Việt Nam