Trong giai đoạn 2016 - 2018, Thành phố Hà Nội đã phấn đấu trồng mới 1 triệu cây xanh giúp cải thiện môi trường, tăng mỹ quan đô thị.

Từ những tuyến đường cửa ngõ như Võ Chí Công, Đại lộ Thăng Long, Phạm Văn Đồng; đến những tuyến đường nội đô như Lê Trọng Tấn, Hoàng Cầu, Đại Cồ Việt, Kim Liên… hiện đã phủ một màu xanh tươi mát.

Tuy nhiên, sau một thơi gian triển khai thực hiện việc trồng cây xanh gần như trên tất cả các tuyến phố của Hà Nội cũng khiến người dân đặt ra nhiều vấn đề khi mà cách trồng và chăm sóc cây có những điểm bất thường.

Cây xanh trên đường Láng đang bị

Cây xanh trên đường Láng đang bị "đeo gông"

 

Empty Empty Vòng đai sắt không được tháo ra, cứa sâu vào thân cây tạo thành những vết thương lớn

 

Vòng đai sắt không được tháo ra, cứa sâu vào thân cây tạo thành những vết thương lớn

 

Theo ghi nhận thực tế của PV, tại đường Láng (Q.Đống Đa), khi trồng cây Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội đã cắm những cọc có vòng đai sắt để giữ cho cây không bị đổ. Sau một thời gian, cây phát triển, vòng đai sắt vẫn không được tháo ra khiến thân cây bị sùi, vòng đai cứa sâu vào thân tạo thành những vết thương lớn.

Tại đường Võ Chí Công (Q. Tây Hồ), sau hơn 2 năm trồng mới, cây xanh đã phát triển tươi tốt với cành lá sum sê. Hai bên đường hàng cây mọc thẳng, tán đẹp, nhưng trên thân cây nào cũng bị đóng rất nhiều đinh to.

Bác Hoa (sống tại phường Xuân La) cho biết, hiện cây xanh tại đường Võ Chí Công đã phát triển rất tốt, thân chắc chắn nhưng không hiểu vì sao người ta vẫn chưa tháo hết những cây chống đi. Chỗ tháo chỗ không, những cây chống bằng gỗ sau một thời gian mục nát, hư hỏng làm xấu cả hàng cây thẳng tắp.

Empty Những cây chống bằng gỗ sau một thời gian sử dụng đã hư hỏng

 

Những cây chống bằng gỗ sau một thời gian sử dụng đã hư hỏng

 

Cây xanh trên đường Võ Chí Công bị đóng rất nhiều đinh vào thân

 

Cây xanh trên đường Võ Chí Công bị đóng rất nhiều đinh vào thân

 

Đầu năm 2018, hàng trăm cây phong lá đỏ bắt đầu được trồng thử nghiệm tại dải phân cách giữa phố Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Trần Duy Hưng (Hà Nội). Đây là một loại cây tượng trưng cho vẻ đẹp của mùa thu ở nhiều nước như Nhật Bản, Canada; được kì vọng sẽ đem lại làn gió mới mẻ cho phong cảnh Thủ đô…

Tuy nhiên theo ghi nhận của PV, kể từ khi được trồng thử nghiệm đến nay hàng cây trên hai tuyến đường Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh đều trong tình trạng “kém sắc”, cành khẳng khiu và không có chồi non, lộc non dù đang trong tiết mùa xuân.

Empty Người dân đang lo lắng cho những cây phong lá đỏ trồng thí điểm tại Hà Nội sẽ không trụ được.

 

Người dân đang lo lắng cho những cây phong lá đỏ trồng thí điểm tại Hà Nội sẽ không trụ được.

 

Theo các chuyên gia về lâm nghiệp, việc trồng và chăm sóc cây xanh, đặc biệt là cây xanh đô thị cần phải có một quy hoạch cụ thể. Phố nào trồng cây gì, chăm sóc ra sao và phải áp dụng một quy trình chặt chẽ.

 

Hiện nay, việc đóng đinh vào cây, “đeo gông” cho cây và đặc biệt là việc cắt tỉa cây quá mức đúng mùa sinh trưởng mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, thậm chi là khiến cây bị chết, gây lãng phí cho ngân sách.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục trồng mới 600.000 cây xanh đến hết năm 2020. Trong khi chưa có đánh giá cụ thể, hiệu quả số lượng cây sống, chết của dự án 1 triệu cây đã triển khai trong giai đoạn 2016 - 2018 thì việc triển khai ồ ạt, không quy hoạch cụ thể trồng mới cây xanh sẽ gây lãng phí lớn và không đạt hiệu quả, mục đích đã đề ra.

 

Theo congluan.vn