Đầutư vào dự án thế chấp ngân hàng: Thận trọng để tránh tổn hại!

Theoông Sử Ngọc Khương,Giám đốc bộ phận Đầu tư, Savills Việt Nam, trên thực tế, việc sử dụng vốn vay chính yếu nhất từ ngân hàng là vô cùng cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai nhiều dự án trong thị trường BĐS Việt Nam. Điều này cũng là thực tế chung của thị trường BĐS ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Ông Sử Ngọc Khương cho rằng, về bản chất, nợ và thế chấp ngân hàng không phải là xấu mà chỉ là một công cụ vốn tài chính cho nhà phát triển dự án và yêu cầu họ phải đảm bảo được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và dòng tiền ổn định để chi trả phần lãi trên vốn vay.

Đây chính là điểm mấu chốt thành bại của nhiều dự án khi mà những chủ đầu tư quản lý không tốt được tài chính của mình cũng như việc triển khai dự án một cách hiệu quả dẫn tới việc thiếu vốn. Minh chứng cho điều này là không thiếu trên thị trường BĐS Việt Nam khi những bức tranh kinh tế vĩ mô và thị trường thay đổi liên tục theo thời gian, các nhà đầu tư không chuyển mình theo được với những thay đổi này.

“Với những dự án chưa triển khai, việc sử dụng vốn vay thường cần thiết để thực hiện việc đền bù, giải tỏa, nộp tiền sử dụng đất sau khi chủ đầu tư đã có được Nghĩa vụ Tài chính. Khi chủ đầu tư không còn có đủ khả năng tài chính sau khi thanh toán xong nghĩa vụ này, họ có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án để một hoặc nhiều nhà đầu tư mới có thể tham gia vào việc tiếp tục triển khai và cơ cấu các khoản vay của dự án”, ông Khương nhận định.

xem thêm tại đây.

Vì sao các doanh nghiệp BĐS "rủ nhau" đầu tư sản phẩm nghỉ dưỡng tại Nha Trang?

Theo dự báo của Savills – Tập đoàn nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ BĐS hàng đầu thế giới - đến năm 2020, lượng du khách tới Nha Trang sẽ tăng từ 5 triệu ở thời điểm hiện tại lên đến 7,2 triệu. Khi đó, thành phố này phải có 19.200 phòng khách sạn 3 - 5 sao mới đáp ứng được nhu cầu, nhưng với nguồn cung hiện tại thì chỉ có thể cung cấp 17.600 phòng sau 4 năm nữa.

Với tiềm năng lớn như vậy, BĐS tại khu vực này luôn được các nhà đầu tư săn lùng, bởi tính thanh khoản và khả năng sinh lời trong tương lai. Bên cạnh đó, Luật nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài được đăng kí sở hữu nhà trong 50 năm được dự kiến là một trong những tác nhân thúc đẩy nguồn cầu.

Thị trường BĐS Nha Trang đang trở nên sôi động với nhiều dự án trong khu vực tăng giá mạnh.

Ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa cho biết, sở dĩ Nha Trang thu hút đông đảo nhà đầu tư bởi trong thời gian gần đây tỉnh Khánh Hoà liên tục có những chính sách hấp dẫn thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ du lịch, cùng với đó là những thay đổi tích cực trong công tác quản lý. Đây được coi là một làn gió mới cho thị trường BĐS nghỉ dưỡng Nha Trang trong năm 2017.

Xem thêm tại đây.

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư 3 dự án nhà ở công nhân

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho khoảng 30.000 công nhân trong số 72.000 công nhân lao động tại 6 Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đã phê duyệt nhiều dự án xây dựng công trình nhà ở cho công nhân lao động cùng các hạng mục phục vụ kèm theo. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn thành phố chưa có dự án nhà ở công nhân hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Sự gia tăng số lao động ngoại tỉnh làm việc tại các KCN tại Đà Nẵng đã khiến nhu cầu nhà ở của công nhân tăng lên. Đáp ứng nhu cầu đó, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 1772/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 về việc phê duyệt Đề án phát triển nhà ở công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 giải quyết nhu cầu nhà ở cho ít nhất 20% số công nhân tại các KCN có nhu cầu về nhà ở và đến năm 2030 giải quyết nhu cầu nhà ở cho ít nhất 35% số công nhân tại các KCN có nhu cầu về nhà ở.

Để thực hiện mục tiêu trên, thành phố kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong KCN và người dân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở công nhân; kêu gọi các chủ nhà trọ thực hiện cải tạo, sửa chữa và nâng cấp nhà trọ đạt theo tiêu chuẩn tối thiểu đối với phòng ở theo quy định.

Theo Đề án thì từ nay đến năm 2020 thành phố kêu gọi nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư 03 dự án nhà ở công nhân tại Khu đất hỗn hợp tại khu vực giáp ranh dự án KCN Hòa Cầm (quận Cẩm Lệ), Khu đất B4-1, B4-2 Khu TĐC Hòa Hiệp 4 (quận Liên Chiểu) và chuyển đổi công năng 02 Khu KTX sinh viên tập trung phía Tây và phía Tây mở rộng tại Khu đô thị công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu) sang nhà ở công nhân.

Xem thêm tại đây.

Sai phạm tại dự án Artemis: TTTM Big C vi phạm PCCC vẫn hoạt động tấp nập

Dù đã bị yêu cầu dừng ngay hoạt động kinh doanh, buôn bán vì chưa đủ điều kiện an toàn PCCC, nhưng Trung tâm thương mại (TTTM) Big C tại dự án Artemis, số 3 Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tấp nập mua bán.

Theo thông tin từ Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy (PC&CC) TP. Hà Nội (PC66), trong tháng 5/2017, đơn vị nàyđã phối hợp với C66 - Bộ Công an tổ chức kiểm tra nghiệm thu về PCCC đối với hạng mục công trình: “TTTM Big C Lê Trọng Tấn” thuộc tòa nhà “TTTM, văn phòng và căn hộ Artemis” tại số 3 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân và phát hiện ra hàng loạt các sai phạm trong quy định PCCC.

Tại buổi kiểm tra,Cảnh sát PC&CC TP. Hà Nội đã yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương khắc phục các tồn tại về PCCC, dừng ngay hoạt động kinh doanh, buôn bán cho đến khi được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC theo quy định. Đồng thời, đoàn kiểm tra đãtiến hành xử lý vi phạm hành chính Công ty TNHH Thương mại quốc tế và Dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long với hành vi đưa “TTTM Big C Lê Trọng Tấn” vào hoạt động khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định.

Tuy nhiên, chủ đầu tư vàCông ty TNHH Thương mại quốc tế và Dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long đã phớt lờ yêu cầu của Cảnh sát PCC&CC khi không dừng hoạt động TTTMBig C Lê Trọng Tấn.

Xem thêm tại đây.

"Chết" vì mua nhà đất theo… tin đồn

Tự nhận mình là nạn nhân của cơn sóng đầu tư nhà đất theo tâm lý bầy đàn, anh Nguyễn Tuấn, nhà ở quận 1, TP.HCM, ngậm ngùi nói: “Tôi không chỉ mất hết vốn mà còn phải gánh thêm khoản nợ kếch xù của ngân hàng. Vì khoản nợ này mà cuộc sống gia đình tôi tan nát”.

“Từ chỗ là một ông chủ nắm trong tay cả ngàn mét vuông đất nhưng tới giờ tôi phải sống dựa vào nghề xe ôm, kiếm từng đồng bạc lẻ. Khoản nợ hơn chục tỉ đồng vẫn còn treo lơ lửng trên đầu, không biết khi nào mới có thể trả nổi” - anh Tuấn chua chát nói.

Anh Tuấn không phải là người duy nhất thất bại cay đắng vì đầu tư theo phong trào. Nữ doanh nhân Lê Hoài Anh nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM chia sẻ bài học xương máu khi say sưa lao vào cơn sốt đất năm 2007-2008. Thời điểm này giá đất tăng vù vù nên bà quyết định giành 50% vốn tự có và vay ngân hàng 50% để đầu tư mua đất đai. Khi vay lãi suất chỉ ở mức 9%-10%, đùng một cái ngân hàng tăng lãi suất lên 17%-18%, thậm chí cao điểm lên tới 25%.

“Trong ba năm tiền lãi suất đã ăn hết 50%-60% vốn của tôi. Chưa hết giá nhà đất lại giảm ít nhất từ 30% đến 60% khiến tôi lỗ nặng” - bà Hoài Anh cay đắng.

Xem thêm tại đây.

Theo Reatimes.vn