Do tác động của tia tử ngoại, tế bào biểu mô tiết ra hắc tố melanin làm cho da sậm màu. Song, cũng có nhiều trường hợp da bị sạm do bệnh lý như: Suy thận mạn, thay đổi nội tiết, có thai… Trong các trường hợp này dùng vitamin C liều cao để chữa sạm da không hiệu quả mà còn có những phản ứng phụ như: tăng tiết bã nhờn da, nguy cơ sỏi thận… 

Dịch vụ tiêm C, truyền hoa quả, và đưa vitamin C vào da bằng máy xung điện để làm mát, mịn da với mức chi phí đa dạng từ 1 – 3 triệu đ/lần trị liệu đang khá phổ biến ở các thẩm mỹ viện và một số trung tâm y tế mùa hè này. Một số người tiêm vitamin C liều cao, lâu dài (có khi 2-3 tháng) với hy vọng làm đẹp da, chống sạm da là chưa có cơ sở khoa học xác đáng.

Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh tiêm vitamin C có thể làm trắng da.

Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh tiêm vitamin C có thể làm trắng da.

Không phải ai cũng đủ chuyên môn để tiêm C đúng, chuyên nghiệp và đưa vitamin C vào cơ thể thế nào để hiệu quả, tránh những tai biến lại là cả một vấn đề. Dùng hình thức tiêm bắp (tiêm sâu dưới da) tuy an toàn nhưng người được tiêm sẽ có cảm giác đau xé da và đau rất lâu. Tiêm ven đỡ đau hơn nhưng nếu kỹ thuật tiêm kém, mũi tiêm chêch ra khỏi ven sẽ có thể gây biến chứng hoại tử da.

Có nhiều người tự ý dùng Laroscorbine (vitamin C dạng tiêm) hoặc dùng các chế phẩm tiêm chích chứa vitamin C kết hợp với các chất khác như glutathione, axít alpha lipoic (ALA), collagen (như chế phẩm có tên Biome G Alpha, Aqua skin EGF-Whitening…) với lý do duy nhất là làm “trắng da, đẹp da”.

Chị em phụ nữ không nên mạo hiểm để làm đẹp bằng việc tiêm vitamin C liều cao.

Chị em phụ nữ không nên mạo hiểm để làm đẹp bằng việc tiêm vitamin C liều cao.

Theo Phó giáo sư, dược sĩ Nguyễn Hữu Đức thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học kiểm chứng sự kết hợp dùng tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp các chế phẩm vừa kể có hay không tác dụng trắng da, đẹp da. Nếu phân tích kỹ việc dùng vitamin hay dùng các chế phẩm kết hợp tiêm tĩnh mạch, ta thấy chỉ chuốc lấy sự nguy hiểm hơn là đạt một lợi ích nào đó về mặt sức khoẻ.

Nên lưu ý, nếu tiêm chích không vô trùng thì có nguy cơ bị nhiễm trùng rất nguy hiểm, như bị ápxe, nhiễm HIV, nhiễm viêm gan siêu vi B, C… Đặc biệt, dùng thuốc tiêm dễ gây phản ứng toàn thân (sốc phản vệ) ngay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Các loại vitamin C, ALA, glutathione, collagen khi tiêm, đặc biệt là tiêm tĩnh mạch đều có nguy cơ gây sốc phản vệ dẫn đến chết người.

Với những nguy hiểm không thể lường trước được thì chị em phụ nữ nên có chế độ tập luyện và bổ sung vitamin C qua đường ăn uống một cách khoa học. Tuyệt đối không được nóng vội vì làm đẹp mà liều mình tiêm vitamin C liều cao vào cơ thể. 

Muốn bổ sung thêm vitamin C để làm đẹp, chị em phụ nữ có thể tập luyện và ăn uống thực phẩm giàu vitamin C.

Muốn bổ sung thêm vitamin C để làm đẹp, chị em phụ nữ có thể tập luyện và ăn uống thực phẩm giàu vitamin C.

Quỳnh Trang (tổng hợp)/ Theo Ngày Nay Online