Theo đó, thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tiếp nhận từ các nguồn sau:

 Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân;

 Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

Thông tin, hình ảnh làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm.

Sau khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh, cán bộ CSGT phải xem xét, phân loại và báo cáo thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện như sau:

 Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định.

khi xuất hiện video về hành vi vi phạm giao thông trên Facebook, CSGT có thể lấy đó làm căn cứ tiến hành xử phạt cá nhân vi phạm.

Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

 Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị CSGT có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính.

Như vậy, khi xuất hiện video về hành vi vi phạm giao thông trên Facebook, CSGT có thể lấy đó làm căn cứ tiến hành xử phạt cá nhân vi phạm.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 05/08/2020.

Theo Báo Dân Sinh