Đơn cử, nhiều nhà sản xuất ô tô lớn như Ford, Nissan, Suzuki, Huyndai, Mercedes-Benz hoặc Lexus sẽ ra mắt các mẫu xe mới cuối năm nay và đầu năm sau.
Mặt khác, vấn đề thiếu chip toàn cầu đang hạ nhiệt kể từ tháng 6/2022, hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô toàn cầu tăng cường nguồn cung trong quý 4. Theo đó, VDSC kỳ vọng các nhà phân phối xe ô tô của Việt Nam sẽ cho thấy tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ khi các hãng đã bắt đầu tăng cường nhập khẩu xe nguyên chiếc để đáp ứng các đơn đặt hàng từ khách hàng.
Trong tháng 9/2022, Chỉ số Sản xuất Công nghiệp (IIP) của Việt Nam về phương tiện vận tải và nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (CBU) lần lượt tăng 27,2% so với cùng kỳ và 16.000, tăng 85% so với cùng kỳ. Trong quý 3/2022, chỉ số tồn kho công nghiệp (III) về phương tiện vận tải của Việt Nam tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù doanh số bán ô tô tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có triển vọng khả quan trong quý 4, tuy nhiên VDSC cho rằng doanh số bán hàng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong nửa cuối năm 2023 do tình trạng thiếu hụt năng lượng của châu Âu trong đầu năm năm 2023 khi xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) chiếm khoảng 40% tổng doanh số bán ô tô của Việt Nam
Theo S&P Global, ngành công nghiệp ô tô trên toàn thế giới đang phải đối mặt với rủi ro do chi phí năng lượng tăng tại châu Âu. Nguy cơ khủng hoảng năng lượng tiềm ẩn có thể làm giảm không chỉ sản lượng ô tô tại châu Âu trong năm 2023 mà còn lan rộng ra cả sản lượng ô tô sản xuất toàn cầu do ngành công nghiệp ô tô của châu Âu có liên kết với các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới. Do đó, các nhà phân phối ô tô của Việt Nam có thể gặp khó khăn với lượng hàng tồn kho thấp từ nửa cuối năm 2023.
Nguồn: https://congly.vn/doanh-so-ban-o-to-quy-4-2022-tiep-tuc-tang-217347.html