Who am I?

Chắc không ít lần, các bạn đã tự hỏi mình: "Tôi là ai?". Đó hẳn là lúc các bạn cảm thấy trống rỗng, cô đơn và hoang mang nhất trong cuộc đời đầy rẫy những bất công oan trái này.

Nhưng dù sao, đó cũng chỉ là những khoảng khắc thoáng qua, chúng ta có quá nhiều niềm vui khác để khoả lấp nỗi buồn.

Khác với chúng ta, có một số người cả đời phải mang nỗi tủi hờn để đi tìm câu trả lời đó, hầu hết họ ôm câu hỏi này cho đến lúc rời bỏ cõi trần trước sự kì thị của gia đình và đồng loại. Họ là ai?

Trước hết, mời các bạn nhìn vào ánh mắt của "cô gái" trong bức ảnh bìa của tờ Ngày Nay số 5. Ánh mắt buồn bã đến tê tái, cô đơn khắc khoải như vô vọng. Nhưng trong ánh mắt ấy, ẩn chứa tia hi vọng mong manh khi thấy ánh sáng vàng vọt phía trước mặt. Họ là những người đang trên hành trình vô cùng khó khăn để tìm câu trả lời tưởng chừng như rất đơn giản: "Tôi là ai"

Họ là những người thuộc thế hệ chuyển giới đầu tiên của Việt Nam.

Những chuyến đi của "chị Phụng"

Đầu năm 2015, bộ phim "Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng" tạo ra cơn sốt trên các rạp chiếu cả nước. Khắp nơi cháy vé. Khán giả lũ lượt kéo đến rạp để xem cuộc hành trình của "chị Phụng", chủ của một gánh tạp kỹ phiêu bạt khắp các tỉnh miền Nam, với thành phần là những người "bóng" - như cách dùng từ của chính nhân vật.

Bìa của Ngày nay miễn phí số thứ 5

Bộ phim có nội dung đơn giản, chỉ là chuỗi những tự sự của những thân phận lạc lõng, buồn bã, những người lang thang trong một hành trình tự trốn số phận của mình. Những người chuyển giới trong phim ấy tìm đến với nhau, tụ tập thành gánh hát nghèo nàn, nương tựa để sống.

Nếu cứ nhìn vào số lượt khán giả đã đến rạp để dõi theo câu chuyện buồn của những người chuyển giới ấy, hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng thái độ của xã hội với người chuyển giới, đã có nhiều tiến bộ.

Có lẽ điều đó đúng một phần, với việc Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi) với điều luật quy định cho phép chuyển đổi giới tính. Kết quả lấy ý kiến tại Quốc hội, 282/366 phiếu đồng ý điều này.

Nhưng liệu những "chị Phụng" sẽ còn phải thực hiện bao nhiêu chuyến đi nữa để có được sự cảm thông của người đời? Và xã hội đã thực sự thông cảm cho họ chưa?

Đối với bất cứ điều gì xảy ra, gia đình bao giờ cũng là nơi che chở vỗ về, nhưng đối với người chuyển giới thì lại hoàn toàn ngược lại, bi kịch lớn nhất đối với họ lại là sự ruồng bỏ của gia đình

"Gia đình sẽ là người cuối cùng biết được quyết định của bạn" - ca sỹ Hương Giang Idol, một trong những người chuyển giới nổi tiếng nhất Việt Nam chia sẻ "Tại vì họ đã sinh ra bạn ở một hình hài khác. Họ mong muốn bạn là một người con trai, rồi lớn lên sinh con đẻ cái, trở thành niềm hãnh diện của cha mẹ, trở thành một người nối dõi trong tiềm thức của tất cả các gia đình người Việt".

Và để được sống đúng với giới tính của mình, rất nhiều người đã phải đánh đổi một điều thiêng liêng nhất - GIA ĐÌNH.

Phóng sự cay xè mắt của Hoàng Đinh Đức, khi anh đi sâu vào thân phận những người chuyển giới tại Việt Nam và bài phỏng vấn cực kì cởi mở giữa Cu Trí với cô gái xinh đẹp Hương Giang Idol.

Độc quyền trên Ngày Nay, báo miễn phí đầu tiên và duy nhất Việt Nam, số ra ngày 3/12/2015.

Và các cây bút khác...

Điểm phát Ngày nay miễn phí tại Hà Nội

Cà phê Book, 12/75 Nguyễn Công Hoan (Cạnh cổng VTV)
Khuyên Club
Ga Hà Nội, Đường Lê Duẩn, Hà Nội
Bến xe Mỹ Đình
Bến xe Giáp Bát
Bến xe Nước ngầm
Bến xe Gia Lâm
Bến xe Lương Yên
Bến xe Nam Thăng Long
Bến trung chuyển xe buýt Long Biên
Bên trung chuyển xe buýt Hoàng Quốc Việt
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Nhi TƯ
Dãy phố Cà phê Triệu Việt Vương
Dãy phố cà phê Trần Huy Liệu
Dãy phố cà phê Bảo Khánh
Trường Đại học KHXN và Nhân Văn, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Học viện Báo chí Tuyên truyền, đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Theo Gia đình Việt Nam