Một đơn vị cửa hàng KFC tại Ấn Độ thuộc chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng KFC bị cáo buộc là có bán các sản phẩm nhiễm khuẩn E. coli và Salmonella.
Tuy nhiên, KFC cho biết lời buộc tội này chỉ là vu khống nhằm phá vỡ danh tiếng của họ.
Balala Hakkula Sangham là một tổ chức phi chính phủ tại Ấn Độ với mục đích bảo vệ quyền trẻ em và ngặn chặn lạm dụng lao động và bạo hành trẻ em tuyên bố rằng họ đã gửi các mẫu thử đến phòng thí nghiệm Telengana của chính phủ để phân tích và nhận được kết quả các mẫu dương tính với vi khuẩn E. coli và Salmonella độc hại.
Escherichia coli hay còn gọi là E. coli - một loại vi khuẩn có thể gây nên những bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Bệnh nhiễm khuẩn salmonella là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn gọi là Salmonella gây ra. Nhiễm khuẩn có thể lây lan từ ruột vào máu trong cơ thể và các nơi khác trong cơ thể.
Liên quan đến vụ cáo buộc này, hãng cho biết họ không nhận được bất cứ thôngbáo nào về các mẫu thu thập từ các của hàng của họ cũng như các điều kiện mà các mẫu thử được lấy và vận chuyển không được công bố.
Chuỗi thức ăn nhanh cho biết khi đồ ăn được nấu chín ở 170 độ C thì không thể bị nhiễm khuẩn. KFC tuyên bố họ sẽ theo vụ này đến cùng và yêu cầu tất cả các dữ liệu từ các nhà chức trách địa phương.
Cách thức thu thập mẫu thử cũng như cách mà họ bảo quản đóng vai trò quyết định trong tính chính xác của kết quả. Nếu không được bảo quản cẩn thận trong suốt quá trình thử nghiệm, các sản phẩm có thể bị hỏng và đưa đến kết quả không chính xác.
Trước đó, năm 2015, đã có một số trường hợp lừa đảo hoặc những vụ cáo buộc ngộ độc. Công ty đã từng bị cáo buộc là bán thịt chuột rán thay vì thịt gà rán nhưng khách hàng cáo buộc lại từ chối trình bày trong bảng câu hỏi phân tích về sản phẩm cũng như từ chối gặp đại diện của KFC.
Năm 2007, một số cửa hàng KFC ở Trung Quốc đã bị cáo buộc sử dụng mỡ thừa và một số chất hóa học bị cấm khi chế biến sản phẩm gà rán. Một cựu nhân viên KFC đã tiết lộ loại nước dùng để làm sạch gà là loại nước bẩn, được sử dụng để rửa nhiều lần và những con gà vứt trên sàn vẫn được đem vào chế biến bằng loại dầu chiên đã qua sử dụng rất nhiều lần (thời gian có thể lên đến 10 ngày).
Tháng 12/2012, Cơ quản quản lý dược phẩm và thực phẩm thành phố Thượng Hải (SFDA), Trung Quốc cho biết, cơ quan này phát hiện một trong số các mẫu gà rán của KFC dương tính với thuốc chống virus. Mẫu này chứa admantadine, một dược chất có thể gây tổn hại hệ thần kinh trung ương.
Ngày 10/10/2012, gia đình anh Shaiju người Ấn Độ đến cửa hàng KFC ở Kerala dùng bữa sáng thì phát hiện sâu trong cánh gà rán. Anh Shaiju đã bị nôn mửa và chuyển đến bệnh viện gần nhất điều trị. Sự việc được trình báo với Cơ quan an toàn thức phẩm và hiện tại cửa hàng đã bị đóng cửa.
Ngày 15/01/2013, Canada đưa ra cảnh báo về sự mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hai thương hiệu KFC và Taco Bell vì rau diếp và xà lách nhiễm khuẩn E.coli gây tiêu chảy nghiêm trọng, ra máu hoặc đau bụng, tiếp đến là thiệt hại nghiêm trọng hệ thống cơ quan nội tạng như suy thận, v.v…
Sau đó 1 tháng, thương hiệu KFC đã phải nộp phạt gần 300 triệu USD do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không đảm bảo an toàn trong việc thiết kế cửa hàng, dễ dẫn đến cháy nổ gây nguy hiểm đến tính mạng khách hàng vào ngày 17/02/2012 tại bang California, Mỹ.
Vào ngày 17/04/2012 tại cửa hàng KFC Manor, Hà Nội, khách hàng có tên HMT gọi món Salad bắp cải thì phát hiện có một tờ giấy ăn nằm lẫn lộn trong đĩa salad. Khi gọi nhân viên đến phản ánh thì chỉ nhận được lời xin lỗi qua loa và chối bỏ trách nhiệm.
Hồi tháng 2/2013 một sinh viên có tên Ibrahim Langoo cũng hốt hoảng khi thấy một vật màu xám, nhăn nheo trong miếng thịt gà mua tại KFC chi nhánh Colchester, Essex, Anh.
Langoo đã chụp ảnh miếng gà có "vật thể lạ" giống hình mảnh não và đăng trên trang Facebook cá nhân. Sau đó, Langoo đã gửi phàn nàn qua hệ thống trực tuyến của KFC và nhận được lời xin lỗi cũng như miễn phí bữa ăn. Tuy nhiên, lãnh đạo KFC cho rằng, "vật thể lạ" trong miếng thịt gà thực ra là một miếng thận, không phải phần não như nhận định của Langoo và không hề gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Ngày 23/07/2013, đại diện thương hiệu KFC đã phải gửi lời xin lỗi đến toàn bộ khách hàng vì đá lạnh dùng để cho vào nước ngọt còn bẩn hơn cả nước trong bồn cầu nhà vệ sinh. Số lượng vi khuẩn trong ly nước nước ngọt cao hơn 13 lần so với vi khuẩn nước trong nhà vệ sinh và cao hơn 18 lần so với quy định tiêu chuẩn.
Và hàng loạt các bê bối khác như: Gà rán KFC bị mốc, bốc mùi hôi thối gây khó chịu, tổn thương hệ thống thần kinh, não bộ khi ăn KFC và kinh hãi hơn khi một nam sinh phát hiện não người trong món gà rán KFC ở Anh./.